Sữa chua được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là chế phẩm tuyệt diệu của sữa bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo bạn sữa chua làm ở nhà hay mua sẵn sẽ tốt hơn? Cách làm sữa chua tại nhà có khó không? Các chuyên gia Viện dinh dưỡng đã khẳng định: người dân hoàn toàn có thể tự làm sữa chua theo các công thức được hướng dẫn vừa đảm bảo vệ sinh, giá thành rẻ, lại không có chất bảo quản.
Xem nhanh
1. Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe
– Tốt cho đường ruột: Men vi sống chính là thành phần không thể thiếu trong sữa chua giúp hạn chế các vi sinh vật gây hại cho đường ruột. Nếu gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa (có thể là tiêu chảy hoặc đầy hơi), hãy thử ăn sữa chua trong 1 tuần để cải thiện tình hình mà không cần dùng thuốc.
– Tăng cường sức khỏe xương: Sữa chua rất giàu canxi và phốt pho, rất tốt cho xương, hỗ trợ sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.
– Ngăn ngừa viêm nhiễm: Nguồn lợi khuẩn dồi dào có trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Ăn sữa chua hàng ngày là cách để các chị em giảm nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín.
– Chữa cảm lạnh: Trong một nghiên cứu, những người ăn sữa chua hàng ngày có ít triệu chứng cảm lạnh hơn so với những người không ăn chúng thường xuyên.
Vì nhiều lý do thay đổi thời tiết, nhiễm virus... mà hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, sinh ra các triệu chứng cảm lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe tạm thời. Khi nhận thấy có những dấu hiệu cảm lạnh, cần điều trị bệnh ngay lập tức…
– Bảo vệ răng miệng: Thành phần các acid lactic trong sữa chua giúp bảo vệ nướu răng. Đó là lý do vì sao nhiều bà mẹ thường học cách làm sữa chua tại nhà cho các bé dùng mà không sợ bị sâu răng hay hỏng men răng.
– Kiểm soát huyết áp tốt: Người huyết áp cao nên ăn sữa chua, vì kali có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể.
– Giảm béo: Có rất nhiều thực đơn giảm cân hiệu quả có mặt sữa chua ăn mỗi ngày. Canxi từ nguồn sữa có ảnh hưởng lên hoạt động của các tế bào mỡ, giúp chúng chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể.
2. Sữa chua mua sẵn và sữa chua nhà làm, loại nào tốt hơn?
Đối với sữa chua được làm sẵn
Có rất nhiều yếu tố tác động vào chất lượng của một sản phẩm sữa chua công nghiệp mà hàng ngày bạn vẫn đang ăn. Đó là chất lượng của loại sữa làm ra sữa chua, phương pháp lên men sữa chua. Một trong những tiêu chí không kém phần quan trọng khác để đánh giá một loại sữa chua chất lượng cao là số lượng lợi khuẩn phải đủ để cải thiện đường tiêu hóa của bạn. Nhưng có vẻ như sữa chua công nghiệp chưa không bao giờ hội tụ đủ cả ba yếu tố trên.
Khi mua một loại sữa chua bạn khó có thể kiểm tra được chất lượng của loại sữa đã làm ra chúng vì đã bị che dấu bởi những chất tạo mùi, hương vị, chất làm ngọt nhân tạo. Chưa kể đến là nguồn sữa có đảm bảo an toàn hay không (đảm bảo về mặt vi sinh vật, các chất dinh dưỡng có đủ hay không…). Hàm lượng đường cũng là một vấn đề mà bạn cần quan tâm vì đường có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh trong đường ruột, đặc biệt là những loại đường hóa học. Vì vậy bạn nên cân nhắc giữa lợi ích cung cấp thêm lợi khuẩn nhưng lại có đường tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua làm sẵn.
Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn tốt cho trẻ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đặc biệt, sữa chua còn chứa protein, vitamin A, B, canxi,... hỗ trợ trẻ tăng chiều cao và phát triển…
Tự làm sữa chua tại nhà
Thời gian gần đây, có nhiều thông tin cho rằng sữa chua tự làm thường không đảm bảo giá trị dinh dưỡng, lại dễ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào khẳng định việc sữa chua tự làm là không đủ dinh dưỡng. TS.BS Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng việc người dân học cách làm sữa chua tại nhà theo công thức được hướng dẫn, vừa bổ dưỡng lại vừa tiết kiệm chi phí. Sữa chua được làm tại nhà có thể không đặc và mịn như sữa chua được bán sẵn ở các cửa hàng. Tuy nhiên về thành phần dinh dưỡng cũng như hương vị đậm mùi vị vẫn hơn hẳn.
3. Cách làm sữa chua đơn giản tại nhà
Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi có đường hoặc không đường đều được, 1/2 lít sữa đặc có đường, 1 hũ sữa chua cái không đường.
Cách làm:
– Cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng 1 xoong. Bạn có thể điều chỉnh lượng sữa đặc tùy khẩu vị. Quấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi.
– Sau đó tắt bếp, để hỗn hợp nguội bớt.
– Múc 1 cốc hỗn hợp sữa ấm, hòa cũng với hũ sữa chua cái, khuấy đều.
– Sau khi nồi sữa đã nguội bớt, đổ hỗn hợp sữa chua cái vào, khuấy thật đều tay, càng khuấy đều tay thì sữa chua sẽ càng ngon và mịn.
– Đem hỗn hợp sữa ấm đi ủ trong khoảng 5-8 tiếng. Bạn có thể cho vào nồi cơm điện để ủ, hoặc đun một nồi nước ấm khoảng 70 độ C, cho bát sữa chua vào giữa sao cho nước ngập 2/3 bát, đậy kín.
– Sữa chua sau khi ủ sánh lại và có mùi thơm dễ chịu, bạn có thể chia sữa chua ra các hũ nhỏ, cho vào tủ lạnh để ăn dần.
4. Những lưu ý khi làm sữa chua tại nhà
Các dụng cụ làm sữa chua đều phải tiệt trùng
Để sữa chua đảm bảo tối đa lợi ích, không bị hỏng, mọi dụng cụ đều phải được tiệt trùng. Những dụng cụ này gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc, thìa đong, cốc đong…
Điều đó không có nghĩa là bạn phải đi mua một chiếc máy khử trùng tại nhà mà đơn giản là ngâm dụng cụ trong nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra, để khô hoàn toàn trong không khí. Phương pháp tiệt trùng này tuy đơn giản và rất quan trọng nhưng nhiều người lại thường bỏ qua.
Men cái phải tươi mới
Thành phẩm sữa chua bạn làm ra cuối cùng có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào men cái. Khi mua men cái, bạn nên quan tâm đến ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Trước khi tiến hành làm sữa chua, bạn cần để men ở nhiệt độ phòng để giảm bớt độ lạnh rồi mới dùng.
Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa (tính theo ml) là từ 1/20 đến 1/15 (tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa). Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày.
Chú ý nhiệt độ khi lên men
Điều quan trọng là sản phẩm của bạn phải được để ở nhiệt độ phòng qua đêm (khoảng 6-8 tiếng) đủ để sữa biến thành sữa chua. Bởi các vi khuẩn lên men thường nhạy cảm với nhiệt độ nên một lưu ý nữa mà bạn cần phải tuân thủ đó là hỗn hợp sữa và men cần phải được làm ấm (khoảng 400C) đây là nhiệt độ cho các vi khuẩn sinh sôi phát triển. Bạn có thể tận dụng sữa chua làm từ hôm trước để làm men cho ngày hôm sau, vừa tận dụng được nguồn lợi khuẩn sẵn có lại vừa không tốn tiền mua men. Hơn nữa, để tránh tình trạng sữa chua bị long chân, bạn không nên di chuyển nồi nhiều.
Sữa chua kém đặc, chưa đủ cứng
Nếu dùng nước, bạn nên cho thêm sữa bột, hoặc thay bằng sữa. Nếu bạn dùng sữa bột thì cần quấy đều cho sữa bột tan hết.
5. Sữa chua chỉ có lợi nếu ăn đúng cách
Nếu bạn ăn 1 – 2 hộp sữa chua tương đương với 250 – 500g và cách xa bữa ăn tầm 30 phút thì sữa chua sẽ phát huy tối đa công dụng của nó đối với lợi ích của sức khỏe.
Tác hại từ việc ăn sữa chua quá nhiều:
– Đối mặt nguy cơ tăng cân: Bởi thành phần tạo nên sữa chua là sữa bò hoặc sữa dê… nên hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua vẫn rất cao nên không thể đạt hiểu quả cao trong giảm cân nếu ăn quá nhiều.
– Gặp vấn đề về tiêu hóa: Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa nêu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy…
– Khiến bệnh đau dạ dày thêm trầm trọng: Ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày, từ đó làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Ăn sữa chua 3 lần/tuần có thể giúp chúng ta sống thọ hơn. Cách làm sữa chua tại nhà không hề khó, không mất nhiều thời gian lại đảm bảo chất lượng và an toàn. Hãy cố gắng làm sữa chua tại nhà để đảm bảo tối ưu hóa các lợi ích của sữa chua nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp