Khi đến tháng thứ 3 của thai kỳ, hầu như tất cả cơ quan nội tạng của thai nhi đã được hình thành. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn người mẹ khổ cực nhất với những triệu chứng ốm nghén hoành hành. Chúng tôi xin được mách bạn cách ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 3 giúp vượt qua cơn thai nghén khỏe mạnh và an toàn.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 4 đúng cách
- Nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
Xem nhanh
Tháng thứ 3 thai kỳ – giai đoạn ốm nghén
Khả năng sẩy thai thường rất cao từ tuần thứ 8 trở đi. Có 75% ca sẩy thai ở trước tuần 16 của thai kỳ. Theo các nghiên cứu ở Mỹ, thai nghén không hoàn toàn có hại cho. Vì buồn nôn và nôn giúp cơ thể mẹ bầu có thể bỏ đi những chất độc hại. Kết quả từ các cuộc khảo sát cho thấy những phụ nữ ốm nghén khi mang thai có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn. Bé của họ sau khi sinh ra thường khỏe mạnh hơn những đứa bé khác. Nếu bạn vẫn đang cảm thấy mệt mỏi vì ốm nghén. Hãy áp dụng những cách ăn uống sau để cải thiện sức khỏe và tinh thần nhé!
Dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 3 – Ăn uống đúng cách
Bổ sung chất béo đúng cách
Vì tâm lý sợ tăng cân và béo phì sau khi sinh nên trong quá trình mang thai có rất nhiều bà bầu “ngại” chất béo. Vì thế mà lượng chất béo hấp thu vào cơ thể thai phụ cũng dần giảm đi. Bà bầu nên ăn hạch đào, hạch vừng để bổ sung chất béo lành mạnh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Ngậm gừng giúp tinh thần thoải mái
Gừng có tính ấm, vị cay, chữa chứng nôn mửa hiệu quả. Để giảm cơn buồn nôn, mẹ bầu có thể ngậm một lát gừng tươi. Hoặc bạn cũng có thể pha gừng với nước ấm và uống mỗi ngày. Kẹo có tinh chất gừng cũng được cho là rất tốt khi bà bầu ốm nghén. Bạn cũng có thể trộn nước ép gừng tươi với nước mía để thay đổi khẩu vị giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
Nói “không” với đồ cay, nóng
Đồ cay, nóng luôn là “kẻ thù” gây hại, không nên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng mang thai tháng thứ 3. Ớt, mù tạt, cà ri…là những gia vị cần tránh trong các món ăn. Nếu ăn đồ quá cay, bà bầu rất dễ sinh non, nguy cơ sẩy thai cũng tăng cao. Mặt khác, những thức ăn có tính nóng như quả nhãn, vải, hạnh nhân, thịt cầy…cũng rất có hại cho cơ thể người mẹ. Khi ăn chúng vào, thân nhiệt bà bầu tăng lên và gây trở ngại trong việc tạo máu nuôi dưỡng thai.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước không bao giờ là dư thừa với phụ nữ mang thai. Nhiều nước được đưa vào cơ thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước còn giúp giảm thiểu chứng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu. Theo các bác sĩ, uống nhiều nước lọc giúp hạn chế tình trạng cảm nhiễm niệu đạo, hạn chế chứng co giật tử cung. 3 lít nước là nhu cầu tối thiểu bà bầu cần uống hàng ngày, tương đương 10 – 12 ly nước. Sau khi luyện tập yoga, bạn nên uống thêm 1 ly nước để cơ thể nhẹ nhàng hơn nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp