Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên được xây dựng đúng cách nhằm đảm bảo tăng 0,9 kg tới 2,3 kg là hợp lý. Trong thời kỳ này, bà bầu không cần ăn nhiều nhưng phải ăn đủ chất bởi thai nhi đang trong giai đoạn bắt đầu hình thành những bộ phận của cơ thể cũng như sự phát triển não bộ và hệ thần kinh.
Xem nhanh
Top 5 dưỡng chất mẹ bầu cần ghi nhớ
1. Protein
Cơ thể con người được ví như một nhà máy sản xuất, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể. Nhà máy có nhiệm vụ tạo ra các hormone, kháng thể và vận chuyển oxy trong máu. Theo đó, protein được xem như là các động cơ chính để vận hành chuỗi dây chuyền này. Khi mang thai, các động cơ này cần hoạt động với tốc độ gấp đôi. Nói như vậy có nghĩa là protein vừa cần để nuôi dưỡng cơ thể người mẹ vừa hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia, 20g protein mỗi ngày là nhu cầu cần thiết để thai nhi hoàn thiện tế bào não và giúp tuyến vú, mô tử cung của bà bầu phát triển.
2. Canxi
Chắc hẳn nhiều người cũng biết canxi là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của xương. Do xương là mô sống nên canxi lắng đọng hằng ngày và có thể thoát khỏi bộ xương bất cứ lúc nào. Vì vậy để phòng ngừa vấn đề đau nhức xương cũng như chứng chuột rút khi mang thai, các bà bầu nên bổ sung và tích lũy canxi đều đặn mỗi ngày. Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai cần được cung cấp 800 – 1000mg canxi/ngày.
Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bảo đảm sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Sắt và canxi là 2 dưỡng chất quan trọng cần thiết cho mẹ bầu. Lượng canxi cần bổ sung…
3. Vitamin D
Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến một số biến chứng như tiền sản giật, người mẹ phải sinh mổ. Đồng thời đứa bé sau khi sinh ra chậm phát triển, nhẹ cân hoặc mắc chứng dị tật về xương. Vì vậy ngay từ khi biết tin mình mang thai, các chị em nên lựa chọn nguồn thực phẩm như trứng, cá, thịt đỏ để bổ sung vitamin D kịp thời.
4. Axit folic (vitamin B9)
Ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, việc bổ sung axit folic là vô cùng quan trọng. Bởi axit folic là dưỡng chất đặc biệt cần cho sự phát triển của não và cột sống của bé. Nhu cầu axit folic bà bầu cần bổ sung mỗi ngày là 400mg. Thậm chí một số bác sĩ còn khuyên phụ nữ nên bổ sung axit folic sớm từ khi có dự định mang thai.
5. Chất sắt
Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ không còn là tình trạng xa lạ. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 17,5%. Trong đó hơn 60% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Từ khi biết mình mang thai cho đến khi sau sinh 1 tháng, phụ nữ cần duy trì chế độ ăn uống giàu chất sắt, ít nhất 30 – 60mg/ngày.
Thiếu máu là tình trạng ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe mà còn năng suất lao động và học tập của người bệnh. Thiếu máu kéo dài sẽ gây ra thiếu oxy, làm tổn thương tới những cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như tim, não... Tuy…
Top 5 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
1. Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa chắc chắn là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Do nghén nên không phải loại sữa nào mẹ bầu cũng có thể uống được. Vì vậy cần chọn một loại sữa phù hợp với cơ địa của mỗi người. Hầu hết những loại sữa dành riêng cho bà bầu đều chứa nhiều vi chất thiếu hụt trong quá trình mang thai. Có thể kể đến như sắt, canxi, axit folic…
99% thành phần cấu tạo nên xương và răng là canxi. Việc uống sữa trong 3 tháng đầu mang thai giúp mẹ bổ sung lượng canxi cần thiết. Hơn nữa, uống sữa cũng là cách cung cấp Omega3, Omega6, DHA, ARA. Chúng thực sự cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Không chỉ có sữa tươi mà sữa chua cũng rất tốt cho bà bầu. Sữa chua có hàm lượng canxi, vitamin D, nhất là các lợi khuẩn. Chúng rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, đẩy lùi được chứng táo bón thường gặp ở các mẹ bầu.
2. Thịt bò
Thiếu sắt trong thời kì mang thai dễ dẫn đến tình trạng sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy không riêng gì giai đoạn 3 tháng đầu mà suốt cả quá trình mang thai, chúng ta cần bổ sung đầy đủ sắt. Các loại thịt đỏ, như thịt bò thường là nguồn dồi dào lượng sắt tự nhiên. Các tế bào đỏ tạo ra hồng cầu giúp bổ sung máu cho cơ thể.
3. Cá hồi
Không phải tự nhiên mà các chuyên gia công nhận cá hồi là “siêu thực phẩm” tốt nhất cho bà bầu. Với hàng loạt những công dụng sau, bạn sẽ thấy cá hồi hoàn toàn xứng đáng:
– Ổn định tâm trạng mẹ bầu: DHA chính là thành phần nổi trội có trong cá hồi. Nhờ dưỡng chất này mà tâm trạng người mẹ ổn định hơn, bớt căng thẳng và lo âu.
– Hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt: Các vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi có vai trò bảo vệ bộ gen di truyền của bé và bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
– Tốt cho mắt của thai nhi: Sự hiện diện của các vitamin nhóm B (B3, B6, B12) cùng thành phần omega-3 giúp cho sự phát triển võng mạc mắt của bé.
Mỗi tuần bà bầu có thể ăn khoảng 340g cá hồi mà không hề lo đến hàm lượng thủy ngân gây hại. Gợi ý một số món chế biến từ cá hồi: cá hồi nướng, cá hồi nấu sữa hoặc xốt rượu vang, bánh canh cá hồi, cơm cá hồi áp chảo…
4. Các loại ngũ cốc
Vì sao trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu cần dùng ngũ cốc? Vì các loại bột mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt…trong ngũ cốc chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ luôn là kẻ thù của căn bệnh táo bón. Đây cũng là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ mang thai. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên chất còn chứa nhiều sắt và hàm lượng các vitamin nhóm B cao.
5. Rau, củ, quả
Các loại rau, củ, quả luôn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời nhất. Bắp cải luôn là lựa chọn hàng đầu cho bà bầu. Vì chúng giàu chất xơ, vitamin, đặc biệt là omega 3 phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, súp lơ cũng nên đưa vào thực đơn hàng ngày của bà bầu. Vì đây là thực phẩm vừa chứa sắt vừa giàu folic và omega 3, tốt cho cả mẹ và bé. Bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị bằng các món chế biến từ nhiều rau, củ khác. Ví dụ như cải xanh, bí đao, khoai lang, măng tây, cà chua…để làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày.
Hiện nay trên thế giới ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh về lợi ích cũng như công dụng Omega 3 đối với sức khỏe. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho cơ thể. Riêng đối với Omega 3 được công nhận là chất béo lành mạnh,…
Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu chữa ốm nghén hiệu quả
1. Hít mùi hương tươi mát: Một ít tinh dầu chanh, gừng hoặc nhánh hương thảo khô giúp mẹ bầu quên đi cảm giác khó chịu từ những cơn buồn nôn.
2. Uống nhiều nước: Nước giúp dạ dày luôn đầy và không lúc nào cảm thấy trống rỗng. Từ đó giúp giảm bớt triệu chứng của ốm nghén.
3. Dùng gừng: Hãy thêm vài lát gừng tươi vào trà nóng, ăn mứt gừng hoặc kẹo gừng mỗi khi cơn buồn nôn tìm đến.
4. Ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày: Chắc chắn một lượng lớn thực phẩm đưa vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa chẳng thể hấp thu hết và buồn nôn là điều khó tránh khỏi. Cách tốt nhất các mẹ nên chia khẩu phần ăn hàng ngày ra làm 5-6 bữa nhỏ.
5. Nói “không” với thực phẩm kích thích dạ dày: thức ăn có mùi tanh, gia vị cay nồng, đồ chiên nhiều chất béo, thực phẩm tái sống…
Tóm lại chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là bước đệm quan trọng để thai nhi phát triển đều đặn trong những thời kỳ tiếp theo. Ngay từ bây giờ các chị em cần trang bị nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn nữa để khỏe cho mẹ và tốt cho bé.
Theo Dinhduong.online tổng hợp