Dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên, cần chú ý gì?

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên

Mang thai là điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất của một người phụ nữ. Vào tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể sẽ mất thêm vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên nên được quan tâm bởi kể từ bây giờ bạn sẽ phải đối mặt với giai đoạn thai nghén đầy mệt mỏi. 

Thai nhi trong tuần đầu tiên

Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên

Khẩu phần dinh dưỡng mang thai của người phụ nữ cần ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Các bà mẹ, cần cung cấp đủ một số chất chính như:

Chất đạm hay còn gọi là protein: Chất đạm thường có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Phụ nữ mang thai tuần đầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 g thịt cá tùy loại, 100-180 g đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).

– Chất sắt: Thường có nhiều trong thịt, gan, tim, rau xanh và các loại hạt… nhằm giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa bà mẹ bị thiếu máu. Các chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày.

Dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên
Trong thời kỳ mang thai, sắt rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

– Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và giúp xương, răng phát triển.

– Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các bà mẹ nên ăn các loại rau xanh có màu đậm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… thường có nhiều vitamin. Ngoài ra trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim cũng có rất nhiều acid folic…

Thực phẩm dinh dưỡng bà bầu tháng đầu tiên cần bổ sung

Trong chế độ dinh dưỡng bà bầu tháng đầu tiên cần lựa chọn những thực phẩm nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi luôn xuất hiện trong muôn vàn những băn khoăn của những ai vừa nhận được tin vui và sắp sửa làm mẹ. Sau đây là những loại thực…

– Vitamin D: Thường có chủ yếu trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời vào ban mai. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

– Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây… Nên việc thường xuyên ăn trái cây và rau xanh là việc hết sức cần thiết trong tuần đầu tiên.

Dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên
Trong tuần đầu cũng như suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần duy trì bổ sung 85 mg vitamin C mỗi ngày

Thực phẩm các chị em cần tránh

– Thực phẩm gây co thắt tử cung: Một số loại thực phẩm được cảnh báo là nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh… mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.

– Pho mát mềm: Nó có thể được làm từ những loại sữa chưa được tiệt trùng nên có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm các vi khuẩn có hại. Mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh những loại sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Khám phá chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào để giúp thai nhi ổn định và phòng ngừa các dị tật bẩm sinh là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, nhất là các mẹ lần đầu mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

– Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao: Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn. Mẹ nên chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

– Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: Trong tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như nước ép, sữa đặc có đường… vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vào đó hãy tự chế biến nước ép với trái cây tươi ngay tại nhà.

Theo Dinhduong.online tổng hợp