Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 2

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

dinh dưỡng mang thai tuần 2

Đến tuần thứ 2, cơ thể người phụ nữ bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi, do đó chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 2 tuyệt đối không được lơ là. Nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, những cơn buồn nôn và dấu hiệu khác của thai nghén càng gây khó chịu cho các chị em.

Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 2

– Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

Khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 2 nên chia thành 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

– Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

dinh dưỡng mang thai tuần 2
Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn

Trong tháng đầu thai kỳ, tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

– Tránh những thực phẩm có chất gây sảy thai như: đu đủ xanh, dứa, măng tươi…

Những thay đổi trong tuần thứ 2

1. Thay đổi ở người mẹ

– Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần biết

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi, góp phần giúp bé khỏe mạnh và thông minh. Ăn gì giúp thai nhi phòng tránh dị ứng? Tăng cân khi mang thai thế nào là…

– Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn.

dinh dưỡng mang thai tuần 2
Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí thức ăn của thú cưng trong nhà cũng đủ làm cho bạn thấy muốn ói

– Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.

– Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.

– Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.

2. Thay đổi của thai nhi trong tuần này

Vào tuần này, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống thuốc phiện, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Khám phá chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào để giúp thai nhi ổn định và phòng ngừa các dị tật bẩm sinh là băn khoăn của nhiều mẹ bầu, nhất là các mẹ lần đầu mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.

Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.

Theo Dinhduong.online tổng hợp