Khó thở là bệnh gì? Đi tìm nguyên nhân gây bệnh

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Khó thở là bệnh gì?

Khi nói đến vấn đề sức khỏe khó thở là bệnh gì? Hầu như mọi nghĩ đó là triệu chứng của các bệnh liên quan hô hấp, tuy nhiên có không ít trường hợp bệnh xuất phát từ một cơ quan khác trong cơ thể. 

Cách xác định khó thở là triệu chứng của bệnh lý

Khó thở là bệnh gì?
Khó thở là một cảm giác gặp khó khăn khi hít thở

Người bệnh có thể gọi đó là hiện tượng “thở hụt hơi” hay “thắt ngực”. Khó thở gây khó chịu và làm bệnh nhân kinh hãi. Vậy khi nào khó thở trở thành triệu chứng của bệnh lý cần quan tâm:

– Khó thở kéo dài và dai dẳng. Nếu khó thở chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng, cần làm thêm xét nghiệm.

– Khó thở khi nghỉ.

– Khó thở khi gắng sức.

– Khó thở khi nằm.

– Khó thở đi kèm với các triệu chứng khác: đau ngực rồi lan lên tay, cổ, hàm; sưng tấy cẳng chân, bàn chân; tăng cân hoặc mất cân một cách khó hiểu; kém ăn; mệt mỏi từng lúc; toát mồ hôi; ho ra đờm có màu vàng, xanh, gỉ sắt hoặc thấy có máu trong đờm; sốt; thở khò khè; ho kéo dài dai dẳng. Đầu móng tay hoặc môi có màu xanh tím, mệt mỏi, choáng váng, móng tay khum…

Đối với hiện tượng khó thở có thể chia ra làm 2 mức độ: khó thở cấp và khó thở từ từ (không cần cấp cứu).

Triệu chứng VIÊM PHỔI cần nhận biết sớm tránh biến chứng

Viêm phổi là một bệnh lý về hô hấp thường gặp, chiếm 12% các bệnh nhân mắc bệnh phổi nói chung. Hầu hết các ca viêm phổi đều được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do không nhận biết sớm từ những triệu chứng viêm phổi…

Khó thở cấp là bệnh gì?

Tràn khí màng phổi: Sau cơn đau ngực là tình trạng khó thở dữ dội, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, đôi khi buồn nôn…Đó là những biểu hiện của tràn khí màng phổi, phát hiện bằng cách chụp X-quang thấy nhu mô phổi bị ép lại thành một cụm ở rốn phổi.

Cơn hen phế quản: Khi gặp thời tiết thay đổi, người bệnh thường cảm thấy khó thở, ngột ngạt kéo theo ho và khạc ra nhiều đờm, đờm bất thường ở thể rắn.

Viêm phế quản phổi: Trẻ em và người già là đối tượng thường gặp căn bệnh này. Đi cùng với biểu hiện khó thở là cơ thể sốt lên đến 39 – 40 độ C, ho có dịch nhầy. Nếu chụp X-quang sẽ thấy đám mờ không đều, rải rác hai phế trường. Khi xét nghiệm máu bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.

Khó thở là bệnh gì?
Khó thở thường kèm theo triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm

Lao kê: Tình trạng khó thở có thể đến từ từ hoặc dữ dội. Khi về chiều, người bệnh thường bị sốt.

Phù phổi cấp: Khó thở là bệnh gì khi xảy ra vào ban đêm? Rất có thể là do bệnh phù phổi cấp dẫn đến hiện tượng khó thở đột ngột, thở gấp, thở nhanh, mặt môi tím ngắt, thường gặp về đêm.

Urê máu cao: Nhịp thở nhanh nông, nếu nặng có nhịp thở Sen-stốc, kèm theo nhức đầu, nôn, đi lỏng, gặp ở người viêm thận cấp hoặc mạn tính, sỏi thận. Cần làm xét nghiệm chức năng thận và nước tiểu.

Nguyên nhân gây khó thở từ từ

Tràn dịch màng phổi: Một loạt triệu chứng liên quan là hít thở khó khăn, ho khan, sốt đau ngực bên tràn dịch. Khi tiến hành chụp X-quang, phổi có hình mờ ở đáy phổi, có đường cong Damoiseau.

Viêm phổi: Đau ngực, khó thở từ từ, cơ thể sốt cao, ho ra đờm có màu rỉ sắt, miệng nổi các nốt nhiệt.

Các bệnh tai mũi họng: viêm mũi dị ứng, viêm sưng amidan, viêm phù nề thanh quản, cần khám chuyên khoa tai mũi họng.

Suy tim: Mang vác vật nặng lên cao hoặc đi vệ sinh, mặc quần áo, nằm trở mình đều cảm thấy khó thở. Kèm theo đó là biểu hiện đi tiểu ít, có thể phù hai chân, mặt xanh tím.

Tức ngực khó thở - Chớ xem thường!

Tức ngực, khó thở là hiện tượng nhiều người thường gặp phải. Tuy nhiên việc xác định đó là triệu chứng của bệnh gì không phải là dễ dàng bởi nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh tim mạch, hô hấp, tổn thương thần…

Khi khó thở cần làm gì?

Khó thở có nhiều mức độ, đó có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong những trường hợp cấp tính, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tuyệt đối không chần chừ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp khó thở nhẹ, bạn cần theo dõi và đến bệnh viện để xác định đúng bệnh.

Như vậy, việc điều trị khó thở còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trước khi chưa xác định đó là triệu chứng của bệnh lý nào, không nên tự ý mua thuốc điều trị mà hãy tìm đến bác sĩ để có hướng kiểm soát và khống chế bệnh tốt hơn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp