Những người có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vitamin nhưng cơ thể vẩn không có sức khỏe như mong muốn thì rất có thể mắc phải triệu chứng kém hấm thu. Việc kém hấp thu khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động và thường dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng kém hấp thu này.
- Chế độ dinh dưỡng cho người ít vận động muốn giảm cân
- Dinh dưỡng tuổi 50 – vitamin và khoáng chất giúp sống khỏe
Xem nhanh
1. Chứng kém hấp thu là gì?
Ở những người bình thường thì trong quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ thông qua ruột non, sau đó đưa vào máu và đến mô, cơ cùng những cơ quan khác có nhiệm vụ duy trì sự sống và phát triển cơ thể. Tuy nhiên với những người mắc hội chứng kém hấp thu thì khác, dù họ đã có một chế độ ăn uống vô cùng hợp lý thì cơ thể vẫn không nhận được những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho hoạt động. Sự kém hấp thu này có thể xảy ra với một số chất như protein, vitamin, lipid… hoặc có thể xảy ra với tất cả các dưỡng chất.
2. Nguyên nhân gây ra chứng kém hấp thu
Chứng kém hấp thu không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau góp phần tạo ra. Do đó mà rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể khiến người bệnh bị mắc hội chứng này. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh lý hay tình trạng có thể gây ra chứng kém hấp thu như chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng, di ứng thức ăn, rối loạn dung nạp lactose, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Việc sử dụng quá nhiều rượu hay các loại thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid cũng có thể dẫn tới cơ thể khó hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra một số bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật, ống mật, ống tiêu hóa… cũng là nguyên nhân gây ra kém hấp thu. Nếu có các điều trị tiến hành trên ruột như xạ trị, phẫu thuật… cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của cơ thể.
3. Dấu hiệu nhận biết chứng kém hấp thu
Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy kèm theo những rối loạn tiêu hóa khác như táo bón, đầy bụng, khó tiêu, thay đổi tính chất phân… kém hấp thu cũng biểu hiện ở một số cơ quan khác của cơ thể như yếu cơ, chuột rút, da khô, tóc khô, suy giảm thị lực… Hội chứng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân, chậm phát triển, giảm khả năng tập trung hay thậm chí là bị trầm cảm.
Với trẻ nhỏ thì thường hội chứng kém hấp thu bắt đầu bằng hiện tượng không dung nạp được sữa nếu kéo dài sẽ có tác động lớn tới sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Suy giảm vitamin và khoáng chất dễ dàng dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, làm trẻ chậm phát triển. Do đó nếu phát hiện chứng kém hấp thu thì nên đưa người bệnh tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị hiệu quả, nhất là những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
4. Cách khắc phục chứng kém hấp thu
Có thể cải thiện tình trạng kém hấp thu qua chế độ ăn uống, giúp làm lành các tổn thương ở ruột cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hay chất nhầy dư thừa. Chế độ ăn uống của người bị kém hấp thu nên có nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều các thực phẩm như gạo, bột yến mạch, bột, mỳ ống, trái cây, cá… Đảm bảo uống đủ từ 6-8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày. Ăn ít chất xơ, chất béo, sữa, lúa mì, sản phẩm có chứa caffein, sản phẩm thịt… Nên ăn sữa chua ít đường để tăng cường hệ vi sinh cho đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh ăn quá nhiều trong một bữa. tốt nhất bạn nên tới bác sĩ để có lời khuyên cũng như hướng dẫn chính xác về chế độ dinh dưỡng cho mình.
Khắc phục chứng kém hấp thu là một điều vô cùng cần thiết để cơ thể đủ dưỡng chất hoạt động, tránh các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đáon và tiến hành điều trị chính xác và hiệu quả.
Theo dinhduong.online tổng hợp