Người sỏi thận, sỏi mật nên ăn gì

Tác giả: admin

Sỏi thận nên kiêng ăn chuối, bơ, hoa quả khô, ít đạm; sỏi mật nên tránh thực phẩm nhiều cholesterol.

Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận đúng "chuẩn"

Sỏi thận là căn bệnh thầm lặng phổ biến tại nước ta nhưng lại rất nguy hiểm. Bởi nó có thể tác động đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được chữa trị tích cực, bệnh sỏi thận sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc…

Chế độ ăn sỏi thận

Ít đạm: Người sỏi thận nên giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá, bởi đây là những thực phẩm giàu đạm. Chế độ ăn uống giàu protein sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

Chọn lọc rau quả: Một số loại rau quả có thể là thủ phạm gây nên sỏi thận, ví dụ như rau bina tạo nhiều oxalat.

Ít muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt, giảm lượng muối trong chế độ ăn để cắt bớt lượng oxalate trong nước tiểu.

Kiêng chuối, bơ: Lượng kali trong chuối và bơ quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của thận.

Tránh hoa quả khô: Người bị sỏi thận không nên ăn hoa quả khô hoặc nho, vì chúng nhiều bazơ oxalic kích thích sỏi phát triển.

Người bệnh tránh dùng thực phẩm làm tăng kích cỡ sỏi. Ảnh: Livestrong
Người bệnh tránh dùng thực phẩm làm tăng kích cỡ sỏi. Ảnh: Livestrong

Chọn chất béo tốt: Tiêu thụ quá nhiều chất béo sẽ làm gan tăng đào thải cholesterol – thành phần chính gây sỏi mật. Song nếu không sử dụng chất béo cũng làm tăng kích thước sỏi mật, bởi dịch mật không hề được đưa xuống ruột non. Vì vậy, nên chọn chất béo tốt cho cơ thể.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì trong điều trị?

Một trong những nguyên nhân chính khiến các ca mắc bệnh sỏi thận cứ tăng dần trong nhiều năm qua là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Đa số, trong phẩu phần ăn uống, họ uống rất ít nước và lại ăn quá nhiều thịt. Dinh dưỡng có…

Chế độ ăn sỏi mật

Ưu tiên protein thực vật: Thay vì sử dụng đạm thịt, cá, trứng, sữa…, bạn có thể lựa chọn nguồn protein nguồn gốc thực vật như đậu tương, gạo, mì, ngô và các loại hạt khác.

Thực phẩm giàu lecithin: Lecithin là thành phần quan trọng trong dịch mật, giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Hàm lượng lecithin thấp trong dịch mật có thể thúc đẩy hình thành sỏi mật cholesterol.

Tăng cường chất xơ: Người bệnh sỏi mật nên tiêu thụ 30-40gam chất xơ mỗi ngày. Đặc biệt là chất xơ hòa tan có độ nhớt cao, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng táo bón, tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn.

Nên chọn các loại rau giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, đập bắp, đậu lăng… Nên ăn trái cây nguyên quả, chẳng hạn như cam, bưởi, mâm xôi, dâu tây, quýt… Nếu bạn thích ăn vặt, đừng chọn bánh kẹo ngọt mà nên ăn hạt hướng dương, hạt bí, hồ đào, hạnh nhân…

Uống nhiều nước: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bụng khó chịu, đau nhẹ mạn sườn phải, nên lập tức uống cốc nước lớn, cơn đau có thể giảm sau một giờ.

Cà phê: Nếu bạn không mắc các bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, có thể sử dụng 2 cốc cà phê mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy, dùng cà phê thường xuyên có thể giảm 40% nguy cơ phát triển sỏi mật.

Kiêng chất béo xấu: Chất béo xấu có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và kích hoạt cơn đau túi mật. Những chất béo này có nhiều trong các sản phẩm từ sữa, pho mát, bơ, thịt gia cầm…

Hạn chế thực phẩm cholesterol: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol như đồ chiên rán, thịt động vật… sẽ làm tăng kích thước sỏi mật.

Ngoài việc thực hiện tốt chế độ ăn kiêng, người sỏi thận, sỏi mật có thể sử dụng thêm thuốc hỗ trợ điều trị tán sỏi, giảm kích thước và hạn chế sỏi biến chứng.

An Sa