Những dấu hiệu thiếu kali bạn cần lưu ý ngay

Tác giả: admin

dấu hiệu thiếu kali

Kali là một trong bảy khoáng chất cần thiết để đảm bảo mức cân bằng của nội môi và tế bào. Mỗi ngày cơ thể cần nạp một lượng 100mg kali, cùng với các khoáng chất là canxi, magie, photpho, chloride, lưu huỳnh, dioxide… Nhờ có kali, cơ thể sẽ phòng ngừa được các chứng bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Chỉ cần thiết hụt một lượng kali cần thiết mỗi ngày, ngay lập tức cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề bất ổn, thiếu sức sống để hoạt động và làm việc. Những dấu hiệu thiếu kali sau đây sẽ giúp bạn nhận biết nhanh chóng, và bổ sung kịp thời để cân bằng sức khỏe.

 

dấu hiệu thiếu kali

1. Cơ bắp yếu

Do bị mất cân bằng nồng độ kali nội bào và ngoại bào trong cơ thể, các tế bào cơ sẽ bị ảnh hưởng, không thể hoạt động bình thường cũng như mệt mỏi nhiều, vận động khó khăn. Tình trạng thiếu hụt kali kéo dài gây ra tình trạng co thắt, chuột rút ở các bắp chân. Khi mức độ thiếu hụt kali đến cực độ sẽ gây ra tình trạng co thắt vô thức kéo dài, biểu hiện này được gọi là tetany.

dấu hiệu thiếu kali

Ngoài ra cơ bắp còn có biểu hiện cứng đờ, đau nhức do rò rỉ các thành phần tế bào cơ bắp vào trong máu, hay còn có tên gọi là tiêu cơ vân.

2. Tê liệt chân tay

Lượng kali trong máu hạ xuống mức cực độ không chỉ gay ra các biểu hiện làm yếu cơ bắp, mà còn phản ứng gây mềm, nhũn các phần cơ này. Hiện tượng này còn được gọi là liệt mềm, khi gây ra tình trạng tê liệt chân tay mức độ nhẹ. Nguy hiểm hơn, mức độ thiếu hụt kali thậm chí còn tác động đến bộ phận hô hấp, dẫn đến tình trạng khó thở, thở chậm và có thể gây suy hô hấp, ngưng thở và chết lâm sàng.

3. Đầy hơi, đau nhức và chuột rút vùng bụng

Mức độ kali thấp cũng gây ảnh hưởng đến các bó cơ của dạ dày và ruột, gây tổn hại đến chức năng hoạt động của dạ dày. Điều này làm xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đầy hơi thậm chí là táo bón. Khi kali thiếu hụt hơn mức nguy cấp, có thể gây tê liệt đường ruột, sinh ra những phản ứng không thể tiêu hóa thức ăn.

4.Tim đập nhanh

Có thể nói thiếu hụt kali tác động đến hầu hết phần cơ của nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó cơ tim cũng không là ngoại lệ. Tim hoạt động và đập theo nhịp, với sự phối hợp co thắt của tim và dẫn truyền đến cơ tim, khi lượng kali trong máu bị hạ thấp, hệ thống co bóp này bị rối loạn. Triệu chứng xảy ra là tim đập nhanh, nhịp tim không ổn định lúc nhanh, lúc chậm. Nguy cơ tim ngừng đập và đe dọa đến tính mạng rất dễ xảy ra nếu lượng kali ngày càng bị tụt.

dấu hiệu thiếu kali

5. Tiểu tiện nhiều, mất nước

Thiết hụt kali còn ảnh hưởng đến cả chức năng bàng quang, gây co bóp nhiều khiến ta thường xuyên muốn đi tiểu tiện. Việc tiểu tiện liên tục dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, khát nước liên tục.

6. Hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu

Hầu hết các bộ phận đều bị ảnh hưởng chức năng khi bị thiếu hụt kali, không ngoại trừ chức năng của thận, làm mất khả năng cô đặc nước tiểu. Tình trạng này khiến cơ thể bị tác động do lượng độc tố ngấm vào máu, gây hoa mắt và chóng mặt, ngất xỉu. Khi ta ngồi lâu và đứng lên sẽ thấy xây xẩm, chóng mặt và không nhìn rõ.

7. Tê ngứa

Ngoài ra cơ thể còn cảm thấy tê ngứa, nóng ran nhiều ở tay và chân do lượng kali thấp gây phản ứng lên các dây thần kinh.

8. Bổ sung kali cho cơ thể

Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu như đã kể trên, hãy bổ sung ngay lượng kali cần thiết bằng các loại thực phẩm có ở xung quanh chúng ta. Loại thực phẩm tốt nhất để bổ sung kali là rau xanh và trái cây tươi. Trong đó các món ăn khoai tây nướng, canh rau cải mâm xôi, dâu tươi, cải xanh… chính là thực phẩm bổ sung kali tốt nhất.

Theo dinhduong.online tổng hợp