Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tác giả: admin

Các mẹ đang chăm sóc con nhỏ cần được tư vấn về chế độ ăn dinh dưỡng cho bé để có thể sửa soạn cho bé những bữa ăn đúng chất, không quá thừa đạm, không thiếu chất xơ… Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức về dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho trẻ đúng cách, trước hết là tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh hợp lý

Trên thế giới này chẳng có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.

Có một số trẻ chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi nhưng nếu không ăn rau xanh thì sẽ không thể có sự thay thể nào.

Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào.

Chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh

Cân bằng các loại thực phẩm cho trẻ

Mỗi thực phẩm có 1 thành phần dinh dưỡng và với mỗi loại dưỡng chất đều có quy định rõ về lượng, ít hơn hay nhiều hơn đều không tốt.

Nếu ăn nhiều những thứ mình thích, ăn ít hoặc không ăn những thứ không thích thì dù có đa dạng thực phẩm thì tỉ lệ các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể bị phá vỡ tính cân bằng.

Do đó, nên chú ý phối hợp giữa các thức ăn cùng nhóm, như kết hợp giữa thô và mịn, sẫm màu và nhạt màu, thịt cá và thịt gia cầm…

Cho bé ăn cháo dinh dưỡng có tốt và an toàn không?

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian nhiều bố mẹ lựa chọn cho con ăn dặm với cháo dinh dưỡng bán sẵn. Tuy nhiên, liệu cho bé ăn cháo dinh dưỡng có tốt không và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Tập cho bé ăn uống đúng giờ

3 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đến chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.

Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Ở nhà các vị phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn cho các bé sau khi tan học nhưng số lượng không được quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.

Cho bé ăn no vừa phải

Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40% và còn lại là bữa tối.

Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.

Nếu bữa trưa ăn qua loa thì bữa tối sẽ dễ bị quá no.

Ngoài ra, vào những ngày lễ tết hay gia đình có tiệc tùng thì đều nên ăn vừa phải thôi, không được ăn uống quá nhiều, càng không được ăn nhanh nuốt vội, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.

Không ăn thừa chất, ăn uống thanh đạm

Tỉ lệ năng lượng trẻ nạp vào mỗi ngày được phân chia như sau: 1 nửa là từ lương thực, khoảng 1/6 là từ protein, 1/4 là từ chất béo còn lại là chất xơ, vitamin và khoáng chất…. Do đó nếu quá nhiều dầu mỡ và đường không những khiến cơ thể phải hấp thu quá nhiều năng lượng mà còn làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh thời văn minh hiện đại như cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì, bệnh mạch vành…

Ngoài ra những thức ăn nhiều dầu mỡ quá ngấy và khó tiêu hóa, lại thiếu chất xơ sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, viêm dạ dày…

Thực phẩm giúp bé dễ ngủ ngon

Những người mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây để giấc ngủ của bé thêm trọn vẹn và sâu giấc. Bởi những thực phẩm này có các tác dụng làm ổn định thần kinh, khống chế độ hưng phấn thần kinh trung ương khiến bé dễ ngủ…

Chọn những thức ăn phù hợp với thể chất của bé

Thức ăn có thể nuôi người nhưng cũng có thể hại người, ví dụ như những đứa trẻ mà tì vị hư hàn nhưng lại ham ăn những thực phẩm lạnh dễ dẫn đến đi ngoài, tràng vị khó chịu, những đứa trẻ mà bị nhiệt trong tương đối nghiêm trọng nhưng lại thích ăn những món ăn nhiều dầu mỡ chiên rán hoặc ăn lẩu dê dẫn đến lở loét miệng hoặc táo bón, đi ngoài phân khô cứng. Đó là vì thuộc tính của thức ăn không phù hợp với thể chất của trẻ.

Các vị phụ huynh nên hiểu rõ những thuộc tính ôn nóng hay mát của thực phẩm để lựa chọn cho các con những thức ăn phù hợp với thể chất, đồng thời còn phải dựa theo thời tiết để điều chỉnh thức ăn.

Bữa ăn văn minh

Môi trường của bữa ăn cũng cần yên tĩnh, tạo thói quen nhai kỹ nuốt chậm, âm nhạc nhẹ nhàng có thề có lợi cho tâm trạng vui vẻ. Khi ngồi vào bàn ăn bố mẹ có thể kết hợp nói cho các con nghe những câu chuyện về đồ ăn để kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ hoặc giới thiệu giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Bàn ăn nhất định không phải là nơi để mắng mỏ, sửa chữa những thói quen ăn uống không tốt của trẻ, nên cố gắng dạy dỗ lúc bình thường chứ không nên đến khi ăn mới dạy.

Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng thời tiết, ăn gì và kiêng gì?

Vào những ngày nắng nóng hoặc mùa lạnh là cơ hội cho dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay ghé thăm trẻ nhỏ. Trong quá trình chăm sóc con chắc hẳn các bậc cha mẹ sẽ quan tâm ngoài việc dùng thuốc, trẻ dị ứng thời tiết nên ăn gì hoặc…

Những sai lầm nghiêm trọng trong dinh dưỡng cho bé mà mẹ cần biết

Những hiểu biết về dinh dưỡng được truyền miệng và bạn áp dụng ngay cho bé, nhưng hãy cẩn trọng, bởi có thể, điều đó hoàn toàn sai lầm.

Cho con ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc

Nếu cho con ăn trái cây và các sản phẩm làm từ sữa cùng một lúc thì rất dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tiêu chảy cấp tính và thậm chí là viêm đường ruột.

Trên thực tế, khi mua sữa chua, các mẹ cần chú ý đọc các thông số về thành phần của sản phẩm. Bởi lẽ, trong nhiều sản phẩm được chế biến từ sữa có những chất gây mẫn cảm khi sử dụng chung với trái cây.

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho con, các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu thêm và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng.

Cho trẻ dưới 6 tháng dùng bông cải xanh

Thêm rau vào thực đơn cho con là rất cần thiết. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về các loại rau đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì bố mẹ đã kém hiểu biết trong việc bổ sung dinh dưỡng cho con.

Có những bà mẹ vì thấy rằng trẻ 6 tháng tuổi cần phải được ăn rau. Vì thế các mẹ đã cho thêm bông cải xanh vào cháo ăn dặm của bé. Hậu quả là trẻ bị đau bụng, đầy hơi, khó chịu, quấy khóc suốt ngày.

Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, trong khi đó, dạ dày của trẻ còn rất yếu. Bởi vậy các bác sĩ khuyên rằng người lớn không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.

Cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới rối loạn hấp thu, tiêu chảy vì lúc này men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không thể hấp thu tinh bột. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, sẽ không chịu ăn gì khác ngoài sữa trong khi sữa vào giai đoạn này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé.

Cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt
Chế độa ăn dinh dưỡng – Cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt

Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi là thích hợp nhất

Độ tuổi phù hợp để bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi và chỉ cho ăn vài muỗng bột mỗi ngày để bé tập quen dần. Bà mẹ cần lưu ý sữa vẫn luôn là thức ăn chính trong giai đoạn này. Thấy bé ăn bột mau lên cân, nhiều bà mẹ hay có xu hướng cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sau sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh rắc rối. Chế độ ăn dặm đúng cách cho bé phải gồm bốn nhóm thức ăn bột – đạm – dầu – rau. Khi tập ăn một loại thức ăn mới, nên tập từ ít một khoảng 3-5 ngày cho bé quen dần, sau đó mới tập thức ăn khác. Nếu lúc đầu tập thức ăn mới bé tỏ vẻ không thích, mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé để bữa ăn được đa dạng.

Không cho trẻ ăn dầu mỡ để tránh béo phì

Các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo. Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g/kg mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.

Khi trẻ bị ốm, nên cho trẻ ăn ít

Không nên kiêng ăn vì bé cần dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, do bị bệnh nên bé không cảm thấy ngon miệng, bạn không cần quá lo lắng mà ép bé ăn. Tóm lại, khi bé bệnh, nên cho bé ăn loại thức ăn và liều lượng mà bé thích. Nếu bé ăn quá ít thì có thể ăn thành nhiều bữa gần nhau, có thể cho bé ăn nhiều món trong một bữa để bổ sung dinh dưỡng.

Quá ưu tiên đạm

Nhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.

Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.

Ưu tiên quá nhiều đạm dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Chỉ cho bé ăn nước hầm

Nhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo mầm.

Thực tế, “khôn ăn cái, dại ăn nước”, nước thịt và nước xương hầm tuy tạo được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của bé, nhưng lại có rất ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng nước nấu cháo hay bột cho bé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.

Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.

Sử dụng quá nhiều cà rốt trong bữa ăn dành cho bé

Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Co con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.

Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý, mỗi ngày không nên quá 5mg. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Chỉ sử dụng nước rau

Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.

Nên cho bé ăn cả phần xác rau để cung cấp chất xơ

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.

Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò

Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò.

Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.

Chất sắt khiến trẻ bị táo bón

Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.

16 thực phẩm giàu sắt nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Việc tăng cường thực phẩm bổ sung sắt là đều rất cần thiết khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng. Bởi khoáng chất sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, từ đó cơ thể khỏe mạnh hơn, nâng cao trí nhớ và sự tập trung hiệu quả. Hãy cùng…

5 sai lầm của mẹ khi chuẩn bị bữa ăn sáng cho bé

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh được tầm quan trọng của bữa sáng trong ngày đối với sức khỏe của mỗi người, không chỉ riêng với người lớn mà với trẻ nhỏ bữa sáng có khi còn quan trọng hơn cả bữa trưa hay bữa tối.

Những em bé được ăn sáng đầy đủ có nhiều năng lượng và vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng cung cấp năng lượng dồi dào khiến các em có tinh thần sảng khoái và giúp tiếp thu học tập tốt hơn. Những bé này thường rất thích tham gia các hoạt động thể chất và có thể duy trì trọng lượng cân đối trong suốt quãng thời gian dài.

Bữa sáng đóng vai trò tích cực giúp phòng chống béo phì ở trẻ nhỏ, do bữa ăn này khởi động sự trao đổi chất của cơ thể trong ngày, giúp cơ thể đốt cháy Calorien. Những em nhỏ không ăn sáng sẽ có xu hướng tiêu thụ Calorien nhiều hơn trong ngày do rất dễ nhanh đói vào buổi trưa và vì thế bé ăn vặt nhiều hơn hẳn so với các bạn khác.

Những sai lầm của mẹ trong việc dinh dưỡng ăn sáng cho bé

Ngày nay với sự bận bịu của công việc hàng ngày, các bà mẹ thường có xu hướng muốn chuẩn bị một bữa sáng đơn giản và nhanh gọn cho con đến trường nên thường mắc phải những sai lầm kinh điển không đáng có, ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bé. Các chuyên gia cho rằng mẹ nên đầu tư thời gian và công sức hơn cho bữa sáng của bé và của cả gia đình.

Sai lầm 1: Sử dụng đồ ăn từ tối hôm trước

Đây là sai sót mà hầu như bà mẹ trẻ nào cũng mắc phải. Tận dụng những đồ ăn thừa từ tối hôm trước bằng cách hâm nóng và đun nóng lại cho con em mình để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng không phải là cách tối ưu, đặc biệt khi các loại rau củ để qua đêm có những chất không tốt cho sức khỏe. Mẹ hãy chịu khó dậy sớm và chuẩn bị những đồ ăn mới, lành mạnh có lợi cho sức khỏe của cả nhà.

Sai lầm 2: Mẹ cho bé ăn đồ ăn nhanh

Cũng để tiết kiệm thời gian, mẹ hay cho bé tranh thủ ăn các đồ ăn nhanh nhiều chất dễ gây béo phì, không có lợi cho tiêu hóa của bé. Những thứ được chế biến sẵn và để qua đêm trong tủ lạnh không thể có nhiều chất bổ như bánh mỳ được nướng thơm, giòn mỗi sáng cùng các loại trái cây, rau quả tươi được.

Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm

Nổi tiếng với các bài viết về ăn dặm trên mạng xã hội, mẹ Xì Trum hướng dẫn tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến và trữ đông. Nước dùng là "linh hồn" của món ăn dặm mà mẹ nấu cho bé. Tiếp tục chuyên đề về ăn…

Sai lầm 3: Dùng đồ ăn nhẹ.

Nhiều chị em thường tích trữ trong nhà bánh quy, socola, bánh gạo,… nhưng lại để cho bé ăn sáng. Những loại thực phẩm này thích hợp với các bữa ăn vặt và ăn nhẹ hơn. Nếu để con ăn sáng quá đơn giản, không đủ chất sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho bé trong ngày để học tập, hoạt động, khiến bé rất mau đói vào buổi trưa và muốn ăn nhiều hơn các bữa trong ngày.

Sai lầm 4: Mẹ để bé vừa đi vừa ăn.

Ngày nay trên đường phố sẽ không hiếm thấy cảnh em bé ngồi sau xe máy của bố mẹ, vừa gật gù ngủ gật vừa gặm bánh mỳ trên đường. Vừa đi vừa ăn hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, chưa kể những vi khuẩn bụi bặm trên đường bám vào đồ ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Sai lầm 5: Ăn sáng bằng thực phẩm chiên rán

Theo các chuyên gia, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra các chất gây ung thư.

Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức. Ăn sáng bằng những thực phẩm này quá nhiều thực sự không tốt cho trẻ.

Thực đơn bữa sáng hoàn hảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Thực đơn bữa sáng hoàn hảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Thực đơn bữa sáng hoàn hảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Để có thể chuẩn bị một bữa sáng hoàn hảo cho bé, xin gợi ý cho mẹ một số bí quyết vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo sức khỏe cho bé và cả gia đình:

– Lên sẵn ý tưởng cho bữa sáng hôm sau từ tối hôm trước và cả những công cụ cần thiết như các loại máy xay, nồi nấu,.. để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng

– Mẹ hãy đánh thức con sớm hơn 15 phút so với dự định để con có thời gian tỉnh ngủ và có tinh thần sảng khoái nhé. Mẹ cũng có thể gợi ý bé giúp mẹ chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà.

– Trong trường hợp bé chán nản không muốn ăn vào buổi sáng hôm đó cũng đừng nên thúc ép bắt con ăn, mẹ có thể chuẩn bị bánh ngọt và sữa tươi cho con cầm đến trường.

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo

Trẻ độ tuổi mẫu giáo có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ. Mẹ làm thế nào để cung cấp đủ năng lượng bé cần mỗi ngày?

Con gái em gần 4 tuổi, cháu nặng 18kg, cao khoảng 103cm. Bé rất lười ăn, mỗi bữa chỉ 1 bát con cháo và kéo dài phải 40 phút (ăn cháo) còn ăn cơm thì 90 phút.

Bé nhà em nhai rất chậm và lâu. Ăn uống không ngon miệng. Chế độ ăn hàng ngày như sau: một ngày khoảng 600ml sữa công thức (chia làm 3 bữa trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ)

– Sáng: Cháo + 1 hộp sữa chua.

– Trưa: Ăn theo chế độ của lớp.

– Tối: Ăn cháo hoặc cơm và ăn 1 cốc hoa quả.

Hiện tại thì em thấy cân nặng của con em cũng ổn, nhưng với lượng ăn ít như hiện nay thì chỉ sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng nhi:

Trẻ độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ, nhưng số lượng mỗi bữa ăn ít hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo đủ năng lượng, trẻ cần phải ăn khoảng 5 bữa/ ngày. Ngoài các bữa chính cùng gia đình, bạn nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn mềm như: Súp, cháo, sữa, phở, bún…

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều đạm như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa… Ngoài ra cần thêm rau xanh, dầu mỡ.

Sau bữa ăn, bạn nên cho trẻ ăn trái cây chín như: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt trước bữa ăn vì các đồ ăn ngọt gây ức chế sự thèm ăn ở trẻ. Khi ăn đồ ngọt, trẻ có cảm giác no nhưng không đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, chất ngọt còn tạo điều kiện làm hỏng răng ở trẻ.

Những hôm trẻ đi học ở trường, bạn có thể cho bé ăn thêm bằng cách: Bữa sáng trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón về và bữa tối để đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng trong ngày.

Ở độ tuổi này, trẻ có thể ăn được các món ăn giống như người lớn, trừ các gia vị cay, chua.

Các quy tắc vàng chăm sóc dinh dưỡng cho bé

Các quy tắc vàng dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé.

Tuyệt đối không cho bé xem tivi trong lúc đang ăn, cũng như không cho bé vừa ăn vừa chơi…

Hãy kiên nhẫn và dịu dàng, tránh tỏ thái độ khó chịu hay la mắng bé khi bé ăn ít hay không chịu ăn.

Đừng tiết kiệm những lời khen tặng khi bé chịu thử một món mới.

Khuyến khích bé tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn.

Đừng ngại việc dọn dẹp sau mỗi lần bé tự ăn. Cha mẹ không nên vì sợ bé làm đổ cơm ra ngoài mà cấm bé tự ăn. Việc bé chơi với thức ăn, chén bát là cách để bé học tính tự lập và cảm thấy thích thú với bữa ăn hơn.

Nên chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi và sức nhai của bé. Nếu bé chưa có đủ 20 răng sữa thì không nên cho bé ăn cơm, ngược lại, đừng bắt bé phải ăn cháo xay khi bé đã có thể nhai thức ăn, vì như thế sẽ khiến bé có tâm lý chán bữa ăn và trở nên biếng ăn.

Việc kéo dài bữa ăn từ giờ này sang giờ khác là điều tối kỵ, vì khi đó thức ăn không còn nóng sốt mà trở nên trương sình, không còn hấp dẫn bé nữa. Do đó, phụ huynh chỉ nên giới hạn bữa ăn trong 20 – 30 phút.

Cần kiên nhẫn, bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tập cho bé làm quen với các món ăn mới.

Khi bé không cần ăn đủ theo nhu cầu, cha mẹ không nên cho bé ăn bổ sung các thức ăn ngọt như uống nước ngọt, ăn bánh ngọt… mà chỉ nên cho bé uống nước lọc để qua cơn đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối tránh cho bé ăn vặt.

Để giúp bé nhanh chóng bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng, cha mẹ nên cố gắng bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Theo dotcardglenndoman.com