Ăn bơ bỏ hạt: lãng phí chất dinh dưỡng

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

Ăn bơ bỏ hạt: lãng phí chất dinh dưỡng

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rio Grande Valley, bang Texas (Mỹ) phát hiện rằng lớp vỏ hạt quả bơ chứa nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính và sự tích tụ chất béo bên trong động mạch.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học và dinh dưỡng từng chỉ ra lợi ích về mặt sức khỏe của quả bơ như chống lão hóa, giảm cholesterol, chống ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm cân. Bơ được coi như một loại trái cây, rau xanh phổ biến trong thực đơn của nhiều bà nội trợ khắp thế giới. Loại quả này có thể được sử dụng làm món salad, xay sinh tố, làm mặt nạ dưỡng da. Nhưng hầu hết chúng ta đều chỉ dùng phần thịt mà bỏ đi phần hạt.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Rio Grande Valley, bang Texas (Mỹ) đã phát hiện ra rằng lớp vỏ hạt quả bơ, thường bị bỏ đi cùng hạt có chứa rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối u ác tính và sự tích tụ chất béo bên trong động mạch.

Điều này cho thấy phần tưởng chừng như bỏ đi của quả bơ lại có tác dụng tuyệt vời trong việc chống lại ung thư, tim mạch và một số bệnh khác. Không những thế, phần hạt quả bơ còn có thể sử dụng làm mỹ phẩm, nước hoa và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Các chuyên gia tin rằng đây mới là “kho báu” chân chính của quả bơ, chứ không chỉ là phần thịt mà chúng ta thường sử dụng xưa nay.

Ăn bơ bỏ hạt: lãng phí chất dinh dưỡng
Đa phần người ta chỉ lấy phần thịt quả và bỏ đi phần hạt
Bí mật dưỡng tóc bằng quả bơ nay được bật mí

Quả bơ từng được mệnh danh là "siêu thực phẩm" bởi hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho con người đều tập trung về nó. Thế nhưng quả bơ không chỉ để ăn mà còn để làm đẹp tóc, dưỡng da. Nhiều người đã áp dụng thành công phương…

Phần hạt này được một số nhà sản xuất dầu ăn tận dụng để tinh luyện dầu thực vật, tuy nhiên họ lại bỏ đi lớp vỏ hạt trước khi chế biến.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng khoảng 300 vỏ hạt bơ khô, tương đương 595 gr. Sau khi xử lý đã cho ra khoảng ba muỗng cà phê tinh dầu vỏ hạt và gần 30 gr sáp.

Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 116 hợp chất có trong tinh dầu vỏ hạt và 16 hợp chất trong sáp. Điều đặc biệt là rất nhiều hợp chất trong số này không tồn tại trong thịt quả bơ.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện trong tinh dầu vỏ hạt quả bơ có chứa heptacosane (C27H56), một hợp chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra còn có axit dodecanoic (C12H24O2) hay còn gọi là axit lauric, có tác dụng làm tăng HDL (high density lipoprotein), một loại lipoprotein giúp vận chuyển cholesterol dư thừa trong máu về gan do đó có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Behenyl alcohol hay còn được gọi là docosanol, một thành phần quan trọng được sử dụng trong thuốc kháng virus và điều trị lở loét, mụn rộp…

Trong sáp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều hợp chất bao gồm butylated hydroxytoluene (C15H24O), một chất chống oxy hóa được dùng làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.

Học cách rửa hoa quả đúng cách, an toàn vệ sinh

Hoa quả luôn được kiến nghị ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Tuy vậy, khi mua hoa quả về nên được rửa sạch để đảm bảo loại bỏ được độc tố, hóa chất bám trên hoa quả. Việc rửa sạch hoa quả tưởng…

Mặc dù có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên không nên lạm dụng và tùy tiện sử dụng hạt quả bơ. Theo các chuyên gia, cần phải tiến hành thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn chẳng hạn như liều lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày hay mức độ an toàn của các chất chiết xuất từ vỏ hạt bơ,…

Tiến sĩ Bandyopadhyay cho biết ông và các đồng nghiệp sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu để tạo ra các loại thuốc từ vỏ hạt bơ tốt hơn với ít tác dụng phụ.

Theo Zing.vn