Trong thành phần dinh dưỡng đậu bắp chứa rất nhiều chất xơ, chất nhầy có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, hạn chế kích ứng đường ruột. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác. Nếu bổ sung nó vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe đến không ngờ.
Đậu bắp có nguồn gốc từ Tây Phi, được trồng nhiều ở những vùng nhiệt đới hay ôn đới, thấy phổ biến tại miền Nam Hoa Kỳ. Riêng ở nước ta loại thực vật này còn có tên gọi khác là mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Cây đậu bắp cao khoảng 2.5m, lá dài và rộng khoảng 10 – 20cm, xẻ thùy chân vịt với 5 – 7 thùy, hoa màu vàng hoặc trắng có đường kính 4 – 8cm. Quả đậu bắp là bộ phận chúng ta thường sử dụng để chế biến món ăn, quả nang dài 20cm, chứa nhiều hạt.
Xem nhanh
Giá trị dinh dưỡng đậu bắp tốt cho sức khỏe
Theo Cơ sở Dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ, quả đậu bắp tuy nhỏ nhưng chứa nhiều dưỡng chất hơn chúng ta tưởng. Thành phần dinh dưỡng đậu bắp được nghiên cứu trong 1 chén khoảng 100g:
- Cung cấp 33 calo
- 1,93 g protein
- 7,45 g carbohydrate
- 0,19 g chất béo
- 1,48 g đường
- 3,2 g chất xơ.
Đặc biệt với khẩu phần đậu bắp như trên có thể đáp ứng được rất nhiều nhu cầu các khoáng chất và vitamin của cơ thể:
1. Ngừa ung thư, tiểu đường và tim mạch
Theo con số trên, có thể thấy đậu bắp rất giàu chất xơ (kể cả chất xơ hòa tan và không hòa tan). Đậu bắp còn tươi cung cấp nhiều chất xơ hơn khi nấu chín. Chính vì chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên đậu bắp có thể giúp kéo giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) trong máu. Từ đó chúng ta có thể phòng ngừa cơn đau tim, các bệnh liên quan đến tim và đột quỵ.
Trong nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng chứng minh: ăn đậu bắp giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường.
Ngoài ra, thành phần Lectin trong đậu bắp có tác dụng tiêu diệt 72% lượng tế bào ung thư và kéo giảm 63% khả năng tăng trưởng của chúng. Chưa kể lượng lớn folate trong đậu bắp khi cung cấp cho cơ thể có thể ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tụy, phổi và vài dạng ung thư khác.
Trong các phương thuốc Đông y, xạ đen là một trong những dược liệu quý có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả. Công dụng của cây thuốc xạ đen trong dự phòng và hỗ trợ điều trị ung thư đã được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận. Sự…
2. Tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa
Đậu bắp tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Điều này đã được khoa học công nhận và thực tế chứng minh. Bởi:
- Chất xơ có trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non. Đồng thời chúng có tác dụng hấp thu nước làm thành khối lớn trong phân, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa táo bón.
- Chất nhầy có thể bôi trơn hệ thống ruột, nhuận tràng tốt, giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
3. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
1 chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic, 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Dinh dưỡng đậu bắp với hàm lượng axit folic cao như vậy nên được khuyến khích đưa vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Bởi dưỡng chất này cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
4. Giúp xương khớp khỏe mạnh
Nếu cơ thể thiếu hàm lượng vitamin K, bạn rất dễ đối mặt với tình trạng gãy xương. Ăn đậu bắp chính là cách tốt nhất để bổ sung vitamin K, giúp xương dễ thẩm thấu canxi và chắc khỏe hơn. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa canxi và axit folic hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở các khớp xương, giúp giảm nguy cơ loãng xương. Đặc biệt, chất nhầy có trong đậu bắp cũng cung cấp độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.
5. Tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể
Cả một nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong đậu bắp như: vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê…giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng con người càng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C càng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, trị cảm lạnh, ho khan và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại.
6. Tốt cho kế hoạch giảm cân
Muốn giảm cân thành công, bạn nên “kết thân” với nguồn thực phẩm ít calo. Đậu bắp chính là sự lựa chọn hoàn hảo, bởi 1/2 chén đậu bắp nấu chín cung cấp chỉ 25 calo và 1 chén đậu bắp sống cung cấp 33 calo.
7. Tốt cho làn da
Vitamin C có trong đậu bắp khi được hấp thu vào cơ thể sẽ rất có ích cho làn da. Dưỡng chất này giúp sự phát triển và trẻ hóa tế bào da và collagen, từ đó da trông sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
Công dụng collagen được đánh giá cao trong việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp. Những bộ phận có nhu cầu collagen nhiều nhất là da, tóc, móng tay, mạch máu, xương sụn, mắt...Bài viết mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu đúng và…
8. Cải thiện sinh lý quý ông
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi TS Kantha Shelke thuộc Viện Chuyên gia Công nghệ thực phẩm tại bang California – Mỹ, trong đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và những thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục.
Bí quyết lựa chọn và bảo quản đậu bắp tươi xanh
– Nên chọn quả không quá mềm, không dài quá 8cm, không có vết thâm bên ngoài vỏ.
– Thời gian bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày để đảm bảo độ tươi xanh. Tuy nhiên cần lưu ý bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Trường hợp đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.
– Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.
– Khi nấu nên để ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.
Hoa quả luôn được kiến nghị ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Tuy vậy, khi mua hoa quả về nên được rửa sạch để đảm bảo loại bỏ được độc tố, hóa chất bám trên hoa quả. Việc rửa sạch hoa quả tưởng…
Những lưu ý khi ăn đậu bắp
– Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin không nên ăn đậu bắp, do hàm lượng vitamin K trong thành phần dinh dưỡng đậu bắp có thể gây tác dụng ngược với thuốc.
– Đối tượng đang sử dụng thuốc chống tiểu đường metformin không nên ăn đậu bắp vì nó cũng làm giảm tác dụng của thuốc.
– Nếu dùng đậu bắp, bạn cần uống nhiều nước và vận động tích cực hơn nếu không muốn có nguy cơ bị sỏi thận bởi dung nạp thành phần oxalate quá nhiều.
– Đậu bắp rất giàu fructan, một carbohydrate (chất bột, đường) khi sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút ở những người có bệnh về đường ruột như hội chứng ruột kích thích hoặc nhạy cảm với nhóm thực phẩm này.
Bạn có thể thích ăn đậu bắp hoặc không, nhưng những tác dụng tuyệt vời của nó đã được khoa học công nhận mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, đừng bỏ qua món này trong thực đơn hàng ngày nhé!
Theo Dinhduong.online tổng hợp