Vitamin là những hợp chất rất cần cho sự phát triển toàn diện của bé. Cơ thể con người không tự tổng hợp được hầu hết các loại vitamin mà phải hấp thu từ nguồn bên ngoài. Trước khi bổ sung vitamin tổng hợp cho bé, bạn cần trang bị đầy đủ những kiến thức dinh dưỡng cần thiết đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
- 10 loại sữa cho bé dưới 1 tuổi tốt nhất mà các bà mẹ nên biết
- Những loại thực phẩm bổ sung vitamin E cần biết
Xem nhanh
Vai trò của các vitamin với bé
Tầm quan trọng của vitamin
Trong sự phát triển của bé từ 0 – 12 tuổi, vitamin giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ có vitamin mà bé được nâng cao sức đề kháng, có khả năng phòng ngừa các chứng cảm lạnh thông thường. Cũng nhờ có vitamin mà cơ thể bé ít gặp các bệnh truyền nhiễm theo mùa. Hoặc nếu mắc bệnh thì bé sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin còn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ toàn diện ở bé.
Tác hại khi thiếu hụt vitamin
Vitamin tổng hợp cho bé nếu không được bổ sung đầy đủ sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Bé thường bị còi cọc, chậm phát triển. Một số bé nếu không được bổ sung vitamin kịp thời, dễ gặp các vấn đề thiếu máu, chậm hiểu hoặc khù khờ. Mặt khác, một số bé còn thường xuyên gặp nhiễm trùng cũng do vấn đề thiếu vitamin mà ra.
Vai trò một số vitamin thiết yếu
– Vitamin A: rất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, giúp phòng ngừa các bệnh quáng gà. Vitamin A có nhiều trong rau xanh, cà rốt, cà chua, gấc chín…
– Vitamin D: cần thiết cho sự phát triển của hệ xương và răng. Nguồn thực phẩm dồi dào loại vitamin này: lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh…Tuy nhiên đây là loại vitamin duy nhất cơ thể tổng hợp được từ ánh nắng mặt trời ngoài thực phẩm. Vì vậy ngay từ những ngày đầu của bé sơ sinh, bạn nên cho bé ra tắm nắng để cơ thể bé tự sản xuất vitamin D.
– Vitamin B1: mang chức năng quan trọng đến hệ thần kinh. Nếu thiếu hụt, bé dễ bị viêm dây thần kinh. Hãy bổ sung thực phẩm các loại hạt, ngũ cốc ngay cho bé để cung cấp vitamin B1.
– Vitamin B5: thành phần quan trọng tham gia hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm và chất đường). Nó còn góp phần giúp cơ thể đào thải chất độc hại. Nó có trong nấm, trứng, cá da trơn, hạt hướng dương, thịt bò, thịt gà.
– Vitamin B6: trao đổi protein, chuyển hoá acid amin. Nếu thiếu hụt bé dễ gặp các bệnh về tóc, móng, da và niêm mạc.
– Vitamin B12: hỗ trợ sản xuất hồng cầu, hãy lựa chọn sữa chua, phomat, quả hạnh nhân để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bé.ư
– Vitamin C: làm nhiệm vụ bảo vệ tế bào, nâng cao sức đề kháng và là một chất chống oxy hóa quan trọng. Nguồn vitamin C dồi dào có trong bắp cải, rau muống, cam, bưởi, chanh…
– Vitamin E: ngăn cản các tác nhân gây hại với cơ thể. Vitamin E xuất hiện trong rau xà lách, bông cải xanh, quả bơ, lòng đỏ trứng gà, dầu thực vật.
Khi nào cần tăng cường vitamin tổng hợp cho bé?
– Trong và sau khi bé bị nhiễm khuẩn và đang dùng thuốc kháng sinh.
– Bé chán ăn, nhẹ cân, học hành sa sút.
– Bé vừa trải qua ca phẫu thuật.
– Khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể bé khó thích ứng.
Tất cả chúng ta ai cũng cần được cung cấp vitamin đầy đủ hàng ngày. Dù con của bạn không gặp phải các trường hợp trên, bạn cũng cần bổ sung vitamin đầy đủ cho bé. Nguồn thực phẩm dồi dào vitamin nhất là từ thịt và nhóm rau – củ – quả. Trong đó rau xanh và hoa quả chứa rất nhiều các vitamin A, nhóm B, C, D, E, K…
Bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng loại vitamin nào bé còn thiếu. Thông thường, bé ít khi thiếu một loại vitamin duy nhất mà thiếu nhiều loại cùng một thời điểm. Lựa chọn và chế biến các món ăn giàu vitamin tăng cường trong thực đơn hàng ngày.
Thế nhưng trong trường hợp bé bị bệnh hoặc chán ăn thì cũng thật khó để bé hấp thu vitamin từ nguồn thực phẩm tự nhiên. Bí quyết của nhiều mẹ là bổ sung vitamin tổng hợp cho bé. Những thuốc bổ có chứa Lysine giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp