Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Với cách điều trị đúng đắn, cha mẹ có thể ngăn được những diễn tiến nặng của chứng tiêu chảy ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách chăm sóc bé bị tiêu chảy khoa học nhất, giúp trẻ nhanh chóng củng cố sức khoẻ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Xem nhanh
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị tiêu chảy
Tiêu chảy là cơ chế mà cơ thể thực hiện để loại bỏ các vi khuẩn. Hiện tượng này có thể xuất hiện kèm với sốt, buồn nôn, nôn mửa, mất nước và thậm chí phát ban.
Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến, nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
- Nhiễm trùng: Nhiễm vi rút như vi rút rota, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy của trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng dạ dày ruột do virus thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, nhức đầu và sốt.
- Trẻ bị dị ứng thực phẩm: Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường đến nhanh chóng, chẳng hạn như nôn mửa.
- Một số bệnh lý: Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac. Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây tiêu chảy của con mình, hãy liên lạc cho bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.
Khi kết hợp những thực phẩm lại với nhau rất dễ gây ra đau bụng tiêu chảy. Cụ thể các bạn cần lưu ý những loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy dưới đây để bảo vệ cho bản thân và gia đình mình. Cách loại bỏ vi khuẩn trong…
2. Nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiểu chảy vừa hoặc nặng có thể làm mất nước nghiêm trọng nguy hiểm; gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Một số dấu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng bao gồm:
- Chóng mặt, choáng váng
- Miệng khô
- Nước tiểu màu vàng sẫm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
- Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
- Da khô
- Thiếu năng lượng
3. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
Có thể thấy, tiêu chảy là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ diễn tiến nghiêm trọng. Sau đây là một số cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu ý:
3.1 Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết để cải thiện tiêu chảy
Tiêu chảy gây ra tình trạng thiếu chất lỏng, khiến cơ thể mất các chất điện giải như natri và clorua. Do đó, điều quan trọng nhất để trẻ phục hồi cơn tiêu chảy đó là được cung cấp đủ nước.
Phụ huynh có thể cho trẻ uống nước ép trái cây giúp phục hồi kali. Tránh uống bất cứ thứ gì sẽ gây kích ứng thêm đường tiêu hóa, chẳng hạn như: đồ uống có caffein, nước ngọt.
3.2 Chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn gồm nhiều bữa nhỏ sẽ hỗ trợ trẻ phục hồi tiêu chảy tốt hơn là ba bữa lớn trong một ngày. Phụ huynh cần bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu pectin, chẳng hạn như trái cây. Ngoài ra, trẻ cũng cần ăn nhiều thực phẩm có chất điện giải, rau nấu chín mềm, kết hợp các loại thực phẩm ít gia vị, ít chất xơ và nhiều tinh bột, từ đó giúp tạo ra nhu động ruột nhiều hơn.
Bạn có thể giảm được các nguy cơ mắc các loại bệnh tật như ung thư, tiểu đường, béo phì, táo bón và nhiều loại bệnh khác, nếu sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ sau. 1. Cà rốt là 1 trong những thực phẩm cung cấp nhiều…
3.3 Hạn chế những thực phẩm gây kích ứng
Trẻ bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống lành mạnh, không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đây là một trong những phương pháp quan trọng mà phụ huynh cần lưu ý khi tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, phụ huynh cần tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc gây áp lực lên đường tiêu hóa, chẳng hạn như:
- thực phẩm giàu chất béo
- thức ăn nhiều dầu mỡ
- thức ăn cay
- thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo
- thực phẩm có hàm lượng fructose cao
Nhiều bác sĩ nhi khoa khuyến nghị trẻ bị tiêu chảy cũng cần hạn chế các sản phẩm từ sữa, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy ở một số người, đặc biệt là trẻ không dung nạp lactose.
3.4 Bổ sung Probiotics
Probiotics là những vi sinh vật có thể có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng có thể hỗ trợ hoạt động của ruột và giúp chống lại nhiễm trùng. Loại men vi sinh này rút ngắn thời gian tiêu chảy diễn ra, không gây tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ. Do đó, khi thắc mắc trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, phụ huynh không nên bỏ qua những loại sữa chua hoặc thức uống chứa probiotics.
3.5 Sử dụng thuốc
Cho trẻ uống thuốc trị tiêu chảy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Một số loại thuốc không kê đơn có sẵn để điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc điều trị triệu chứng này khi được bác sĩ hướng dẫn. Trong trường hợp trẻ đi đại tiện ra máu hoặc sốt, phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc trị tiêu chảy để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ là điều vô cùng cần thiết trong quá trình nuôi con hiện nay. Vì khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ sẽ được lớn khôn toàn diện về mọi mặt. Vậy, tiêu chí chọn sữa bao gồm những yếu tố…
4. Cách phòng ngừa chứng tiêu chảy ở trẻ em
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, phụ huynh cũng không nên bỏ qua những phương pháp giúp trẻ sở hữu hệ thống tiêu hoá khoẻ mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật, chẳng hạn như:
- Sử dụng nước sạch, chỉ uống nước đóng chai.
- Tránh ăn thức ăn từ những người bán hàng rong.
- Chỉ ăn những loại trái cây hoặc rau củ đã được nấu chín hoặc có thể gọt vỏ.
- Đảm bảo rằng tất cả các loại thực phẩm trẻ ăn đều được nấu chín kỹ và được phục vụ khi còn nóng.
- Không bao giờ ăn thịt hoặc hải sản sống hoặc nấu chưa chín.
- Tiêm phòng viêm gan A và thương hàn đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị tiêu chảy phải làm sao. Hãy thiết lập cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh để trẻ được tăng cường sức khoẻ tiêu hoá, phát triển toàn diện.