5 chất dinh dưỡng mang thai tuần 13 tốt cho mẹ và bé

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

dinh dưỡng mang thai tuần 13

Sang tuần thứ 13, tức là mẹ bầu đã đi được 1/3 hành trình mang thai. Chuyện ăn uống vẫn tiếp tục được coi trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 13, các chị em cần quan tâm đến các dưỡng chất: protein, chất sắt, axit folic, chất xơ và vitamin C. Nên nhớ rằng: ăn nhiều sẽ không tốt bằng ăn đủ chất! 

1. Protein

Protein là thành phần chính tạo nên các tế bào thịt của cơ thể. Vào thời điểm 3 tháng giữa thai kỳ, em bé rất cần protein cho sự hình thành sơ khai của cơ thể. Vì thế, mẹ bầu hãy cân nhắc đến chế độ dinh dưỡng nhiều protein nhé. Qua đó, cung cấp đủ protein cho cơ thể cũng giúp mẹ có được lượng bạch cầu dồi dào, giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh tấn công vào cơ thể.

dinh dưỡng mang thai tuần 13
Bữa ăn cho phụ nữ có thai cần có thức ăn giàu protein để xây dựng và phát triển cơ thể trẻ

2. Chất sắt

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nếu thai phụ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu. Vì thiếu máu sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu sắt, mỗi ngày thai phụ cần hấp thu 15mg sắt.

Sắt có nhiều trong: bí ngô, thịt bò, nho, chuối, quả chà là, các loại hạt, rau lá xanh, đậu phụ, sữa, sữa chua…

Top 9 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu

Vì sao khi mang thai các chuyên gia thường khuyên chúng ta không được bỏ qua những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu? Và các chị em có bao giờ thắc mắc rằng lý do gì khi đi khám thai, nhất là vào quý đầu, các bác sĩ thường…

3. Axit folic

Bổ sung axit folic trước và trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp giảm thiểu tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bà mẹ thắc mắc liệu trong 6 tháng tới thì sao? Có cần phải tập trung dưỡng chất này nữa hay không?

Theo báo cáo công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàn (Mỹ), thiếu hụt axit folic trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể là nguyên nhân gây ra những biến chứng như sảy thai liên tiếp, tiền sản giật, sinh non, thai chậm phát triển…Theo các chuyên gia, khi cơ thể không bổ sung axit folic đầy đủ sẽ làm gia tăng nồng độ homoncystein trong máu, nguyên nhân dẫn đến những biến chứng mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi.

Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 13 bắt buộc phải có sự góp mặt của dưỡng chất này. Các loại rau lá xanh, thịt đỏ, trứng, trái cây… đều là những nguồn cung cấp axit folic dồi dào.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, giống như nhiều loại vitamin khác, axit folic tan trong nước và dễ dàng bị phân hủy khi nấu ăn. Do đó, mẹ bầu nên hấp, sử dụng lò vi sóng hoặc xào rau chứ không nên nấu sôi để bảo tồn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.

dinh dưỡng mang thai tuần 13
Lựa chọn thực phẩm giàu axit folic trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật

4. Chất xơ

Táo bón luôn là nỗi “ám ảnh” của nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nhất là khi em bé trong bụng càng lớn, càng chèn ép các cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho bà bầu: quả cam, chuối, táo, dưa bắp cải, cải thìa, súp lơ xanh, bí ngô, các loại đỗ…

Dinh dưỡng rau cải thìa và những điều bất ngờ ít ai biết

Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc chế biến những món ngon, dễ ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá. Đặc biệt hơn, ít ai biết rằng những công dụng chữa bệnh không ngờ tới lại đến từ loại thực phẩm bình dị này.  Giá trị dinh…

5. Vitamin C

Vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic, là “thành viên” không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, vitamin C giúp xây dựng “bức tường” bảo vệ cơ thể chống sự tấn công của các loại vi khuẩn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu hấp thu hiệu quả canxi và sắt trong thực phẩm.

Sự thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài có thể gây chảy máu chân răng do kết cấu của các mao mạch dưới da bị phá vỡ. Liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm hằng ngày là tốt nhất. Hàm lượng vitamin C có trong một số thực phẩm quen thuộc:

– 250 ml nước cam ép: 124 mg
– 250 ml nước ép nho: 94 mg
– 1 trái kiwi: 70 mg
– 1/2 chén ớt chuông đỏ: 59 mg
– 1/2 chén dâu tây: 49 mg
– 1/2 chén bông cải xanh nấu chín: 51 mg
– 1/2 chén đu đủ: 43 mg
– 1/2 chén xoài: 23mg
– 1/2 chén bắp cải luộc: 28 mg
– 1/2 chén cà chua bi: 10 mg

Tuần thai thứ 13, tốc độ phát triển của thai nhi tăng nhanh. Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên lựa chọn những thực phẩm giàu các dưỡng chất trên để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Dinh dưỡng mang thai tuần 14: mẹ cần chú ý gì?

Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có thể tăng khoảng 2kg, tử cung ngày càng to ra, kích thước vòng bụng tăng nhanh chóng. Lúc này, thai nhi rất cần những dưỡng chất thiết yếu để phát triển toàn diện. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai…

Theo Dinhduong.online tổng hợp