Hầu hết các bé 8 tháng tuổi đều đã biết bò và có những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi cần duy trì sữa mẹ và các món ăn dặm đa dạng. Một số bé cơ thể cứng cáp có thể ngồi được, mẹ nên tập cho bé tự xúc ăn để bé cảm thấy thích thú hơn.
Xem nhanh
Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Khẩu phần dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi cần 500 – 750ml sữa và 3 bữa bột hoặc cháo xay mỗi ngày. Các món bột hoặc cháo xay cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất. Chất đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất là không thể thiếu. Người ta ước tính được rằng trong ngày bé cần 50 – 60g thực phẩm chứa đạm (thịt, tôm, cá), 50g tinh bột (gạo hoặc ngũ cốc), 15g chất béo (dầu mỡ) và rau xanh, hoa quả cần thiết.
Do dạ dày của bé lúc này vẫn còn non nớt nên mẹ chỉ nên cho ăn với lượng vừa đủ. Bé ăn 3 lần trong ngày là hợp lý. Khi bé cảm thấy no, tuyệt đối không được ép bé ăn thêm khi bé không muốn. Ngoài ra để kích thích khẩu vị, bạn nên đa dạng các loại thực phẩm. Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo…bạn có thể dùng đễ nghiền nhuyễn làm món ăn dặm cho bé.
Nguyên tắc ăn dặm
Ăn từ loãng đến đặc
Trước đây nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé là từ sữa. Thế nên khi chuyển sang món bột hoặc cháo, bạn nên bắt đầu bằng việc pha loãng. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé làm quen dần với việc ăn dặm. Nếu mẹ pha đặc ngay, chắc chắn hệ tiêu hóa của bé sẽ không hấp thu kịp. Bé sẽ cảm thấy khó tiêu và đau bụng. Vì thế, hãy tuân theo nguyên tắc ăn dặm từ loãng đến đặc để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường nhé!
Ăn từ ít đến nhiều
Chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi cần tuân theo cách cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn chỉ với 1/2 bát. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 hoặc 2 cữ. Trong những buổi đầu tiên, ngay cả khi bé ăn ngon miệng, mẹ vẫn không nên cho ăn thêm nhé! Nguyên tắc này giúp bé tránh được hiện tượng rối loạn tiêu hóa bởi bé cần có thời gian để thích nghi dần với nguồn thực phẩm lạ từ bên ngoài.
Ăn từ ngọt đến mặn
Hãy nên bắt đầu cho bé ăn những loại bột ngọt như bột yến mạch hoặc bột ngọt. Bạn có thể nấu cùng rau củ quả. Lưu ý, không cần nêm gia vị đâu nhé! Nhất là hạn chế việc nêm muối vào thức ăn. Nếu bạn thử có vị lạc thì món ăn đó đã vừa với khẩu vị của bé. Sau khoảng 2 tuần khi bé đã quen, bạn hãy đổi sang nấu bột mặn.
Khuyến khích bé tự đút ăn
8 tháng tuổi ở một số bé đã có thể ngồi cứng cáp. Khi ấy, bạn hãy tập cho bé tự đút ăn để bé cảm thấy mình hoàn toàn chủ động có thể làm mọi thứ trong bữa ăn. Bạn nên bày biện nhiều món ăn ra bàn để kích thích bé tự cầm thực phẩm và đút vào miệng. Bạn cũng có thể lơ đi khi bé lấy thức ăn từ đĩa của bạn sang đĩa của mình. Bởi tâm lý trẻ con lúc nào cũng thấy thức ăn của người khác ngon hơn. Mặt khác bạn cũng nên giới thiệu thực đơn mới với bé, với tâm lý luôn thích những gì mới lạ bé sẽ hứng thú hơn khi ăn.
Không cho bé ăn quá nhiều đạm
Mặc dù đạm là nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi. Thế nhưng dung nạp quá nhiều đạm không hề tốt cho cơ thể của bé. Ở thời điểm này bé chỉ cần 25 – 30g chất đạm là đủ. Trong đó 100g thịt nạc chứa khoảng 18g đạm, 1 lít sữa bò cung cấp 33g protein. Nếu vượt quá giới hạn này, bé rất dễ gặp về các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đau bụng. Trên thực tế, có rất nhiều bé đã đi ngoài phân sống do hệ tiêu hóa không hấp thu hết thức ăn.
Ngoài ra, việc cho bé ăn quá nhiều đạm cũng gây áp lực rất lớn đến gan và thận. Do chất đạm có thể tạo nhiều ra nhiều chất trung gian gây hại, làm suy giảm chức năng gan, thận cũng như các cơ quan quan trọng khác. Vì vậy mẹ cần biết cân nhắc hàm lượng đạm có trong mỗi khẩu phần dinh dưỡng của con.
Theo Dinhduong.online tổng hợp