Ở những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi khiến cho cơ thể không thích ứng kịp, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây ra các bệnh lý như cảm cúm, viêm họng, sổ mũi. Ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp chống lại những cơn sụt sịt khi thời tiết “giở chứng”.
Tỏi từ lâu đã được biết đến như một loại kháng sinh chống cảm cúm… Và ngày nay, các nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen, các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm huyết áp nên rất thích hợp dùng trong lúc thời tiết chuyển mùa.
Mật ong từ lâu đã được coi là một loại “thần dược” chữa bệnh, và một trong những tác dụng ấy là chữa cảm cúm và các bệnh về đường tiêu hóa. Pha 2 thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và làm sạch đường ruột, từ đó có thể phòng chống bệnh cảm cúm và các bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả, theo Prevention.
Bưởi
Bên cạnh chanh, cam, quýt…, bưởi cũng là loại trái cây chứa nhiều vitamin C rất tốt cho khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chống sốc, an thần hay cao huyết áp thì việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể.
Một nghiên cứu đã chỉ ra những người có thói quen uống 5 tách trà mỗi ngày trong vòng 2 tuần khả năng kháng lại các loại vi rút xâm nhập vào cơ thể cao gấp 10 lần so với những người không uống. Lý do, các amino axit có trong trà xanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Rau cải xanh
Trong rau cải xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng thực vật khác… đều rất cần thiết đối với cơ thể. Vitamin C làm tăng sức đề kháng giúp phòng bệnh cảm cúm, chất nhầy hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, vitamin A giúp sáng mắt, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón…
Sữa chua
Ngoài công dụng làm đẹp, sữa chua còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sữa chua kích thích hệ tiêu hóa. Cụ thể: trong sữa chua có axit lactic – giúp gia tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giảm hoạt tính của các chất gây hại cho đường ruột, đồng thời kích thích ngon miệng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Theo Ngọc Khuê (theo Webmd)