Việc ăn uống giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì kết quả của ca phẫu thuật thẩm mỹ. Sau khi “tút” lại nhan sắc, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Xem nhanh
Dinh dưỡng cho người phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ tuy cũng là một dạng phẫu thuật nhưng so về tính chất, nó nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Phẫu thuật thẩm mỹ chủ yếu là chỉnh hình, cải thiện vẻ đẹp hình dáng bên ngoài, không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
Thông thường, bữa ăn nên được cân đối đầy đủ các chất bột, đạm, đường, chất béo, rau và trái cây. Những người phẫu thuật thẩm mỹ cũng cần thực hiện đúng quy tắc này. Tuy nhiên, với những trường hợp phẫu thuật, chất đạm luôn chiếm phần quan trọng nhất. Vì vậy cần bổ sung đạm có trong thịt của động vật (như thịt lợn, bò, cá…) để vết thương nhanh chóng hồi phục. Trong thực vật, chất đạm hiện diện trong các loại đậu, đặc biệt là đậu nành. Lượng đạm cần thiết nên nạp mỗi ngày được tính như sau: cứ 1kg cân nặng, phải bổ sung 0,6-0,8g đạm. Với người cao tuổi và trẻ em, cứ 1kg cân nặng, phải bổ sung 1g chất này.
Phần lớn chúng ta có xu hướng bỏ qua hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của việc ăn các thực phẩm giàu protein. Với nhịp sống sôi động và thay đổi liên tục như hiện nay, chúng ta ít có dịp dừng lại và suy nghĩ về cách ăn…
Trong thời gian hậu phẫu, khoáng chất và vitamin cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là kẽm. Chất này giúp hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có nhiều trong nghêu, sò và mầm của các loại đậu.
Không chỉ thế, nên bổ sung vitamin A và vitamin C. Vitamin A có nhiều trong gan động vật, thịt, cá, trứng, sữa, rau màu đậm, cà-rốt, bí đỏ, rau đay, dền, mồng tơi…Vitamin C có nhiều trong rau và các loại trái cây, như: cam, bưởi, đu đủ, xoài, mãng cầu…
Đặc biệt, ăn rau không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin mà còn giúp phòng ngừa táo bón, loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Điều này giúp cơ thể tăng sức đề kháng và vết thương nhanh lành hơn.
Ngoài ra, cần bổ sung chất béo cho cơ thể bằng cách dùng dầu nành, dầu mè chế biến các món ăn hoặc ăn cá sông (như cá basa, cá hú, cá trắm, cá điêu hồng…).
Với những người không thể ăn uống được sau phẫu thuật, sữa tươi không đường, tách béo là sự lựa chọn thay thế phù hợp.
Nên ăn gì sau phẫu thuật thẩm mỹ?
1. Nâng mũi cần kiêng những gì?
Người vừa phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi cần nói “KHÔNG” các loại thực phẩm lên men như dưa giá, cà muối dù có thèm đến mức nào đi nữa. Bởi các loại thực phẩm này khiến cho bạn bị đầy hơi, cơ thể không khỏe thì vết thương sẽ lâu lành hơn. Rau muống, hải sản, thịt gà, đồ cay nóng, trứng, hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê… cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm cần phải tránh xa ít nhất là 1 tháng kể từ ngày phẫu thuật thẩm mỹ. Để giúp kết quả nâng mũi thành công hơn thì cần bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu protein có tác dụng tái tạo mô. Đậu đen, đậu Hà Lan, sữa đậu nành là các loại thực phẩm cần thiết nên thêm vào thực đơn lúc này.
2. Dinh dưỡng sau nâng ngực nội soi
Sau khi nâng ngực nội soi, để tránh bị sưng viêm và gây sẹo lồi lõm thì nên kiêng ăn các loại thức ăn như thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, trứng. Thay vào đó cần bổ sung cho cơ thể các loại trái cây giàu vitamin A, C, E như cà rốt, khoai lang, dưa hấu. Các loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện vùng da sau phẫu thuật và cho bạn sức đề kháng để có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp làm mềm, làm phẳng và mờ dần các vết sẹo.
3. Thẩm mỹ vùng kín
Nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín thì nên tuyệt đối tránh sử dụng những thực phẩm như: trứng, thịt bò, rau muống, các loại hải sản… để hạn chế việc để lại vết thâm, sẹo lồi, sẹo xấu. Đồng thời cũng hạn chế những loại thực phẩm gây khó tiêu, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có ga. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước ép để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Sẹo lồi hình thành do những tổn thương dưới da và khiến cơ thể đòi hỏi thúc đẩy làm lành bằng cách tăng cường quá mức lượng collagen. Những vết sẹo lồi tuy không có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ cũng như là mất…
4. Sau phẫu thuật cắt mí
Sau phẫu thuật cắt mí mắt nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng khả năng kháng viêm và nhanh phục hồi vết thương. Tuyệt đối không được “kết thân” với rau muống nếu bạn không muốn đường cắt mí bị sẹo lồi. Theo các chuyên gia, rau muống kích thích tăng sinh các sợi collagen để vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Tuy nhiên, các sợi này lại không được sắp xếp một cách có trật tự mà rất lộn xộn. Vì vậy, sự chồng chéo này chính là nguyên nhân khiến vùng da lành lại sau tổn thương xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng – được gọi là sẹo lồi. 4 tháng là thời gian mà bạn phải hoàn toàn kiêng ăn rau muống nếu muốn vết thương ổn định và xóa tan dấu vết sẹo trên mí mắt.
Thời gian đầu sau khi phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt, trứng và thịt bò cũng cần hạn chế vì chúng khiến vùng da mới tái tạo đậm màu và sẹo lâu mờ.
5. Ăn uống sau thẩm mỹ gọt mặt
Những ngày đầu sau phẫu thuật chỉ nên uống sữa. Sau đó chỉ nên lựa chọn các loại thức ăn dạng lỏng như soup, cháo, canh… vì xương hàm chưa ổn định. Còn sau khi độn cằm nên tránh ăn nếp, rau muống, thịt bò, hải sản trong vòng nửa tháng.
Có một làn da mịn màng, khỏe mạnh là ước muốn của hầu hết phái đẹp. Để đạt được điều đó, các chị em cần lưu ý đến một chế độ dinh dưỡng làm đẹp da hợp lý và khoa học hơn. "Nhất dáng nhì da" là tiêu chí về sắc đẹp của…
Có 2 sai lầm lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thẩm mỹ chúng ta cần tránh: kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu dưỡng chất khiến các mô và da thiếu sự đàn hồi, không tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả phẫu thuật.
Theo Dinhduong.online tổng hợp