Có rất nhiều lưu ý khi ăn bưởi mà chúng ta cần phải quan tâm nếu không muốn bưởi gây tác động xấu đến sức khỏe của mình. Bưởi được nhiều người ưa chuộng trong các loại trái cây khác nhau vì nhiều công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy cần chú ý gì khi ta ăn bưởi? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
Bưởi có giá trị dinh dưỡng gì?
Bưởi có vị ngọt mát, dễ ăn và hết sức gần gũi với tất cả chúng ta trong đời sống hàng ngày. Trong bưởi chứa lượng lớn vitamin C, vitamin A giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chọi của cơ thể với mọi bệnh tật nguy hiểm. Thành phần chất xơ trong bưởi giúp ngừa táo bón an toàn, ngừa tiêu chảy, bệnh viêm ruột non. Đồng thời, khi ăn bưởi sẽ hỗ trợ tiết nhiều nước bọt và dịch vị rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Bệnh còn được tin dùng như một phương pháp giảm cân cấp tốc, ngừa bệnh cao huyết áp, đau dạ dày, bệnh tiểu đường, bệnh cúm, thực phẩm hạ sốt và làm chậm quá trình lão hóa… Đặc biệt, chất quinine trong bưởi giúp trị bệnh sốt rét, cảm lạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bệnh luput, viêm khớp…
Lưu ý: Bưởi là loại trái cây phù hợp cho mọi lứa tuổi nhưng nếu chúng ta không dùng bưởi đúng cách sẽ có nguy cơ xuất hiện các cơn đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể gây ngộ độc.
Ăn bưởi vào lúc nào là thích hợp?
Do đây là trái cây chứa quá nhiều dinh dưỡng, có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Chính vì thế, nhiều người đã tùy tiện dùng chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà thiếu kiểm soát. Chúng ta cần hết sức lưu ý khi ăn bưởi không được ăn lúc cơ thể đang quá đói. Nguyên nhân là do tương tự như quả chanh, thì trong quả bưởi, nhất là bưởi chua có nhiều axit. Khi cơ thể chúng ta đang đói, dạ dày chưa được tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào mà các bạn dùng bưởi hoặc nước ép bưởi sẽ lập tức gây kích thích dạ dày làm cào ruột, chướng bụng, đầy hơi.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn bưởi đó là nên ăn vào giấc sáng. Sau khi ăn sáng xong, chúng ta có thể ăn bưởi hoặc dùng nước ép bưởi để giúp tiêu hóa tốt hơn. Vào buổi sáng, khi ăn bưởi sẽ giúp duy trì một ngày làm việc, học tập tràn đầy năng lượng. Còn các thời điểm khác trong ngày, các bạn cũng có thể dùng bưởi nhưng phải đảm bảo là không ăn bưởi lúc đói.
Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý là không ăn bưởi hay uống nước ép bưởi ngay sau khi dùng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân là do thành phần trong bưởi có khả năng gây giảm hiệu quả hấp thụ thuốc kháng sinh vào cơ thể. Nếu bạn muốn dùng bưởi thì hãy chờ tối thiểu khoảng 2 tiếng sau khi dùng thuốc xong để ngăn chặn các ảnh hưởng không tốt của bưởi đến việc sử dụng thuốc của cơ thể.
Do bưởi có tính lạnh nên người bị tiêu chảy không nên sử dụng vì có nguy cơ làm tình trạng bệnh thêm phần trầm trọng.
Khi dùng thuốc tránh thai, các bạn không nên ăn bưởi hay dùng nước ép bưởi.
Khi dùng thuốc giảm mỡ máu statin hay thuốc atorvastatin, lovastatin và simvastatin thì không nên dùng bưởi vì có thể gây bệnh về thận, tổn thương gan…
Không dùng bưởi trong thời gian đang dùng thuốc chống dị ứng vì có thể gây xuất hiện các tác dụng phụ như tim đập nhanh, đau đầu, thậm chí là tử vong…
Bạn đã biết cách ăn bưởi đúng cách chưa?
Những lưu ý khi ăn bưởi sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ được giá trị dinh dưỡng cao nhất của quả bưởi, tránh các trường hợp thất thoát, hao hụt dinh dưỡng do không biết cách ăn bưởi. Dưới đây là vài gợi ý hay cho bạn khi dùng bưởi:
– Sau khi gọt vỏ sạch, trong lúc bóc tách các múi bưởi để ăn, chúng ta nên để lại lớp màng trắng dưới đáy múi bưởi. Nguyên nhân là do nơi đây chứa lượng lớn chất xơ rất tốt cho sức khỏe.
– Ưu tiên ăn bưởi trực tiếp. Nếu muốn dùng nước ép bưởi thì chúng ta nên mua bưởi về nhà và dùng máy ép riêng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng nguyên chất của quả bưởi. Chúng ta không nên mua bên ngoài vì có nguy cơ loại nước ép bưởi đó đã được pha nước hoặc bỏ thêm đường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của bưởi.
– Trước khi ăn bưởi, các bạn cần ước tính số lượng bưởi mà mình hoặc gia đình mình muốn ăn rồi mới bóc vỏ, tách múi. Tránh các trường hợp tách múi ra sẵn đĩa rồi dùng không hết dẫn đến phải bảo quản bưởi. Tuy vẫn dùng được nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong bưởi sẽ không còn đảm bảo.
– Tất cả các bộ phận khác ngoài các múi bưởi mà chúng ta ăn thì còn có vỏ bưởi, cùi bưởi, hạt bưởi thì đều có thể tận dụng được. Cụ thể như làm tinh dầu, nấu nước tắm, nấu chè… Tùy theo mục đích, các bạn sẽ sử dụng các bộ phận trên sao cho phù hợp.
Qua những lưu ý khi ăn bưởi, hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích khi ăn bưởi trong đời sống hàng ngày.
Theo Dinhduong.online tổng hợp