Ăn nhãn thế nào tốt cho sức khoẻ?

Tác giả: admin

Bạn có biết nhãn là một loại trái cây bổ dưỡng tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ mà nhãn gây ra cho cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tác dụng phụ của nó.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết quả nhãn có chứa nhiều các vi chất như sắt, magie, kẽm, kali, phốt pho, protein, chất béo, đường sacaroza, glucoza.

Bên cạnh đó, nhãn còn là nguồn cung cấp vitamin A, C dồi dào rất tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa, tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, hỗ trợ hữu hiệu trong điều trị bệnh đau dạ dày cùng các bệnh liên quan đến tuyến tụy.

Loại quả này rất tốt cho sản phụ sau sinh khi xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt bằng cách ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp.

Nhãn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng bạn cũng cần lưu ý khi ăn.
Nhãn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng bạn cũng cần lưu ý khi ăn.

Tác dụng phụ của nhãn

Theo TS Sơn, nhãn cũng có những cấm kỵ nhất định đối với một số người bởi tác dụng phụ không mong muốn.

Cụ thể, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.

Bà bầu ăn nhãn có thể giết chết con

Các mẹ có biết bà bầu ăn nhãn có thể khiến thai phụ sinh non hoặc sảy thai ? Nhãn là loại quả giàu dinh dưỡng nhưng lại cực kì kỵ với bà bầu. Cùng Dinh Dưỡng Online tìm hiểu về việc bà bầu ăn nhãn dưới đây nhé! Theo PGS.TS.…

Bản chất của nhãn có vị ngọt tính ấm nên nếu ăn quá nhiều có thể cơ thể cảm thấy khó chịu, dễ nổi mụn và mẩn ngứa. Do vậy, những người nóng trong nên hạn chế loại quả này.

Chuyên gia cũng lưu ý nhãn chứa hàm lượng đường khá cao. Do vậy, tiêu thụ nhiều nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân.

Đặc biệt, theo TS Sơn, ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường.

Ăn nhãn như thế nào để tốt cho sức khỏe?

TS Sơn khuyến nghị người dân chỉ nên ăn 200-300 g nhãn mỗi ngày. Mức độ này sẽ giúp đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Chuyên gia lưu ý không nên ăn quá nhiều nhãn một lúc hoặc ăn nhiều nhãn khi đói vì có thể gây ra hiện tượng “say” nhãn.

“Mặc dù chúng ta chỉ ăn phần cùi và sẽ bóc vỏ nhãn, nhưng phần vỏ hay bám hóa chất bảo quản, côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn, bụi nên cần phải rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút trước khi ăn. Trong khi ăn, người dân chỉ nên dùng tay tách vỏ, chú ý không nên để ngón tay chạm vào cùi nhãn”, TS Sơn cảnh báo.

Học cách rửa hoa quả đúng cách, an toàn vệ sinh

Hoa quả luôn được kiến nghị ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Tuy vậy, khi mua hoa quả về nên được rửa sạch để đảm bảo loại bỏ được độc tố, hóa chất bám trên hoa quả. Việc rửa sạch hoa quả tưởng…

Người muốn giữ gìn vóc dáng cần lưu ý nhãn cũng là một loại quả có hàm lượng đường cao, nhịn cơm và ăn nhiều nhãn vẫn có thể bị tăng cân. Nếu muốn không bị béo hoặc muốn giảm cân, bạn nên ăn các loại quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, củ đậu… Hiệu quả giảm cân sẽ tăng cao nếu ăn trái cây vào buổi sáng, trước các bữa ăn hoặc chia nhỏ bữa ăn với trái cây.

Các bậc phụ huynh khi cho trẻ nhỏ ăn nhãn nên bóc vỏ, tách hạt rồi mới đưa cho trẻ ăn để tránh trường hợp con bị hóc hạt, có thể sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn.

Theo Hà Thanh (zingnews).