Với những người mắc bệnh lao phổi, việc tìm ra phương thuốc chữa khỏi bệnh là điều quan tâm hàng đầu, nhưng ít người biết rằng có một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị căn bệnh này nhanh chóng. Một chế độ ăn uống thông minh, biết tránh cái gì, kết hợp với việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh mau khỏi.
Vậy khi bệnh lao phổi nên ăn gì và cần tránh dùng thực phẩm nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Thực phẩm chống tóc bạc – niềm vui tuổi trung niên
- Nên ăn gì sau khi bị đột quỵ để hồi phục sức khỏe?
Người bệnh lao phổi nên ăn gì?
– Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm có trong sò, hến, thịt nạc, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan… vì kẽm tham gia vào chức năng tạo máu và giữ vị trí chủ chốt trong hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị lao phổi sẽ dễ hao hụt đi một lượng kẽm đáng kể, vì thế bệnh nhân cần phải tăng cường bổ sung kẽm trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mình.
– Ưu tiên chọn lựa các loại rau có màu xanh đậm, các loại quả nhiều vitamin C như cam, xoài, đu đủ… Những loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung lượng lớn các loại vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời chúng còn giúp bảo vệ lớp niêm mạc, ngăn ngừa quá trình oxi hóa xảy ra.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như gan súc vật, gia cầm, thịt lơn nạc, thịt bò, các loại cá biển cũng tốt cho người bệnh lao phổi vì vitamin tham gia vào quá trình tạo xương, điều hòa ổn định canxi trong máu, ngăn ngừa hiện tượng loãng xương, xương bị thưa hay dễ bị gãy từ sự tác động của ngoại lực bên ngoài.
– Các loại vitamin K, B6 có trong rau màu xanh đậm, gan, thịt lợn nạc, thịt gà, súp lơ, ngủ cốc, đỗ, đậu, chuối, dầu thực vật, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt… hỗ trợ tốt cho các ca mắc bệnh lao phổi. Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, làm cản trở quá trình đông máu.
Hơn nữa việc dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6, dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này.
– Sắt: Người bệnh lao hay gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, vì thế sức đề kháng của họ suy yếu, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Vì thế, họ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt bò, thịt nạc lợn, gan, mộc nhĩ,….
– Thức ăn giàu chất niacin như thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám, gan, sữa tốt cho người bệnh vì chúng có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như rối loạn tri giác, bệnh tiêu chảy hay viêm da nặng.
Bệnh lao phổi không nên ăn và tránh làm gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm an toàn và cần thiết cho thực đơn ăn uống của người bệnh lao phổi thì ta cũng cần chú ý các điều cần tránh sau đây:
– Tránh xa cà phê vì trong caffein trong cà phê sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.
– Cần tránh thực phẩm giàu chất béo; kiêng ăn mộc nhĩ vì có thể làm kéo dài quá trình đông máu
– Tránh dùng gia vị cay như ớt, tiêu… vì chúng làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến ho khạc kèm theo máu hết sức nguy hiểm.
– Không nên ăn nhiều rau chân vịt (rau bina) vì loại rau này chứa nhiều axit oxalic, khi vào cơ thể sẽ kết hợp vơi canxi thành oxalat canxi không hòa tan, gây ra tình trạng thiếu canxi, khiến bệnh nhân lâu hồi phục sức khỏe.
– Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, hay các chất có cồn, chất kích thích vì chúng có thể gây sốt, rối loạn thần kinh, và khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Bia, rượu, đồ uống có cồn luôn là nhóm thức uống có những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Dù những ảnh hưởng của việc sử dụng bia, rượu nhiều đều được cập nhật thường xuyên song con người vẫn tiếp tục dùng thứ thức uống có hại này…
Quá trình điều trị bệnh lao phổi cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc hay áp dụng bất kỳ các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy hiệu quả thành công, bệnh nhân cần hết sức lưu ý phối hợp cùng chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Hi vọng bài viết này đã phần nào giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc bệnh lao phổi nên ăn gì để điều trị bệnh tốt nhất.
Theo Dinhduong.online tổng hợp