Để có một sức khỏe tốt bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Thế nhưng có phải ăn càng nhiều là tốt không? Thực tế, việc ăn càng nhiều càng khiến cơ thể khó hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng. Chúng không được chuyển hóa hết sẽ được cơ thể tích trữ dưới dạng mỡ thừa, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì…
- Các thực phẩm giàu Choline giúp não bộ khỏe mạnh
- Thực phẩm không nên ăn vào buổi trưa bạn cần biết
- Cách ăn uống hợp lý để có sức khoẻ vàng
Vì vậy chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý một ngày, sao cho đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, duy trì tốt các chức năng sống mà không gây nên tình trạng thiếu hụt cũng như quá dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến nhiều căn bệnh khôn lường.
Xem nhanh
Chế độ ăn hợp lý là như thế nào?
Chế độ ăn hợp lý là chế độ ăn có thể cung cấp được cho cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, cải thiện và nâng cao sức khỏe.
Bữa ăn là một hoạt động ăn uống của con người được diễn ra một cách tập trung tại một thời điểm nhất định trong một ngày. Thông thường, một ngày chúng ta có khẩu phần ăn được chia ra làm 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và một bữa ăn phụ. Khoa học dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, nếu chia hoạt động ăn uống ra làm 3 bữa chính như vậy sẽ cho khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của cơ thể diễn ra được tốt hơn so với việc dồn toàn bộ lượng thức ăn mà cơ thể cần vào 2 bữa. Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một nhà giàu và ăn tối như một kẻ hành khất.
Chế độ ăn uống vào buổi sáng là rất quan trọng và mang tính quyết định cho một ngày học tập và làm việc đạt năng suất cao hay không. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng cho ngày dài làm việc hiệu quả? Để có một ngày dài làm…
Một bữa ăn cần cân xứng các thành phần năng lượng cho cơ thể cụ thể như sau: 1g chất đạm (protid) cho 4 calo, 1g chất béo (lipid) cho 9 calo, 1g đường bột (glucid) cho 4 calo. Bên cạnh đó, nếu sử dụng rượu thì 1g rượu (alcol ethylic) sẽ cho 7 calo.
Chế độ dinh dưỡng cho từng bữa trong ngày
1. Bữa sáng
Đây được coi là bữa ăn chính và quan trọng nhất trong một ngày. Trung bình năng lượng dành cho bữa sáng nên đạt 1/3 năng lượng cả ngày.
Một bữa sáng cần đảm bảo đầy đủ cung cấp đủ 3 nhóm: chất bột (bánh mì, cơm, bún, phở,…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ,…), chất béo (dầu ăn, bơ,…), vitamin và muối khoáng (rau, hoa quả,…). Tuy nhiên, phần lớn chúng ta thường bỏ qua chất đạm vì sợ gây đầy bụng. Tuy nhiên, chất đạm giúp cung cấp một lượng axit amin rất cần thiết cho sự hoạt động của các cơ quan. Đặc biệt cơ quan não bộ hoạt động mạnh mẽ, tái tạo khả năng tư duy, học tập và làm việc hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung nhiều chất đạm vào buổi sáng còn giúp cơ thể được khỏe mạnh và dẻo dai.
2. Bữa trưa
Có thể nói, bữa trưa là bữa cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhất. Nếu bạn đã ăn sáng quá nhiều (cung cấp trên 700kcalo) thì bữa trưa có thể giảm lại và chỉ ăn nhẹ vào bữa trưa. Tuy nhiên, bữa trưa trong ngày là tuyệt đối không nên bỏ.
3. Bữa tối
Đối với bữa tối thì bạn không nên ăn quá muộn và quá nhiều. Đây chính là thủ phạm gây nên nhiều căn bệnh tiềm tàng trong cơ thể do áp suất trong dạ dày tăng cao, dạ dày phải làm việc quá sức và năng lượng thừa dễ bị tích trữ lại.
Có nhiều người rất thích ăn sữa chua lúc đói nhưng cũng nhiều người cho rằng ăn sữa chua phải vào lúc no. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn sữa chua buổi tối trước khi đi ngủ mới là tốt nhất. Vậy tại sao lại như thế? Mời bạn cùng…
Thêm vào đó, việc đi ngủ với một cái bụng vẫn còn nhiều “dinh dưỡng” chưa được chuyển hóa hết sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi và tinh thần sa sút. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng suy nhược thần kinh.
Trên đây là những vấn đề bạn cần lưu ý để có một chế độ ăn hợp lý cho một ngày. Từ đó, giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các cơ quan được hoạt động khỏe mạnh và dẻo dai, đồng thời tránh được nhiều bệnh tật do chế độ ăn uống không lành mạnh gây nên.
Theo Dinhduong.online tổng hợp