Người lớn cần ăn bao nhiêu là đủ chất dinh dưỡng? Dù bạn ăn nhiều hay ăn ít thì cũng cần tuân thủ theo tháp dinh dưỡng để đảm bảo một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý. Tháp dinh dưỡng cho người lớn đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và xây dựng nên bạn có thể an tâm và áp dụng nó trong thực đơn hằng ngày.
Xem nhanh
Mô hình tháp dinh dưỡng cho người lớn
Tháp dinh dưỡng cân đối cho người trưởng thành (tháp dinh dưỡng cho người lớn) là mô hình kim tự tháp thể hiện lượng thực phẩm trung bình mà người trưởng thành tiêu thụ trong 1 tháng. Đó là mức dinh dưỡng tiêu chuẩn phân chia theo nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Để có một sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.
Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người lớn vào thực đơn
Các nhà khoa học đã xây dựng tháp dinh dưỡng cho người lớn gồm có 7 tầng. Hãy cùng hành phân tích theo hướng từ trên xuống:
1. Muối
Vì sao các chuyên gia lại khuyên nên ăn hạn chế, chỉ dưới 180g/tháng? Bởi quá nhiều muối hấp thu vào cơ thể sẽ gây ra những tác hại xấu đối với huyết áp, thận. Khi nấu nướng, nêm nếm thức ăn bạn vẫn cần sử dụng muối, nhưng chỉ nên dùng với một lượng ít. Ngoài ra, những loại thực phẩm như chanh muối, dưa muối, cà muối… cũng cần hạn chế một cách tối đa để tốt cho sức khỏe.
2. Đường
Giống như muối, đường cũng là nhóm bị hạn chế thứ 2. Trong 1 tháng, chúng ta chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất 500g đường. Nếu vượt quá con số này dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì… Thay vào đó, bạn nên kết thân với các loại đường tự nhiên từ hoa quả, rau củ và hạn chế lượng đường có trong thực phẩm công nghiệp như thức ăn nhanh, bánh ngọt, nước ngọt…
3. Chất béo
Nhóm thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, vừng, lạc giữ vai trò hấp thụ một số vitamin cần thiết như A, E, D, K. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn nên ưu tiên dùng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật. Lạc (đậu phộng) và hạt vừng chính là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh nhưng nhiều người lại thường bỏ qua. Đặc biệt hạt vừng ngoài việc mang đến lượng khoáng chất (mangan, photpho, đồng, kẽm…) còn có khả năng giảm cholesterol và ngăn ngừa chứng cao huyết áp.
4. Chất đạm
Đạm chính là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong bất kỳ các mô hình tháp dinh dưỡng, không riêng gì tháp dinh dưỡng cho người lớn. Bởi đạm cung cấp protein tham gia cấu trúc tế bào, mô, cơ bắp, tạo ra các hormone và enzym cho cơ thể.
Đạm động vật: 2.5 kg cá, thủy sản và 1.5 kg thịt (gia súc, gia cầm) là nhu cầu đầy đủ trong 1 tháng. Tuy đạm động vật chứa nhiều axit amin thiết yếu hơn nhưng lại không thuần nhất, cho nên chúng ta cần cân đối thực đơn giữa đạm động vật và đạm thực vật (đậu nành, ngũ cốc, khoai củ..).
5. Quả chín
Đến tầng thứ 5 của tháp dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn yên tâm với nhóm thực phẩm này. Vì quả chín là nguồn cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Nhờ có chúng mà hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Hơn thế nữa, ăn hoa quả cũng là cách chúng ta bổ sung các chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư và đột quỵ. Chúng ta nên lựa chọn: cam, quýt, táo, đu đủ, xoài, nho…để ăn thường xuyên nhé!
6. Rau xanh
10kg rau xanh/tháng là nhu cầu “chuẩn” cho một người lớn trưởng thành. Điều này có nghĩa mỗi ngày bạn cần ít nhất 300g rau xanh trong khẩu phần dinh dưỡng. Liệu thời gian qua bạn đã đáp ứng đủ chưa? Rau xanh chính là nguồn thực phẩm đa dạng, dễ tìm nhất. Có nhiều loại rau để chúng ta lựa chọn nhưng hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn nhé!
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo ăn 400 gam rau/ngày, trong khi đó người VN chỉ ăn 200 gam. Tại sao? Theo bà Lê Bạch Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hai lý do dẫn đến tình trạng người Việt ăn quá ít…
7. Lương thực
Chỉ có lương thực mới cung cấp hàm lượng tinh bột đáng kể và cần thiết cho con người. Chúng ta cần nó để tạo năng lượng phục vụ cho mọi hoạt động thường ngày. Bánh mì, khoai tây, gạo, lúa mì…với khối lượng 12kg/tháng là đủ “chuẩn” dinh dưỡng.
Trên đây là những phân tích và chia sẻ thông tin đầy đủ xoay quanh về tháp dinh dưỡng cho người lớn nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn trong việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Hãy nhớ nhé, dinh dưỡng và sức khỏe luôn đi “song hành” nên chúng ta cần cân nhắc và lựa chọn kỹ càng!
Theo Dinhduong.online tổng hợp