Ăn gì để dễ sinh nở, chọn lựa thực phẩm như thế nào trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 40? Đây chắc hẳn là thắc mắc khá phổ biến của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai.
Xem nhanh
Thực phẩm giúp mẹ bầu dễ sinh nở
Dưới đây là những thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà còn giúp bà bầu dễ sinh nở hơn khi lâm bồn.
1. Rau lang
Rau khoai lang vốn đã được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để ăn trong suốt thời gian mang thai bởi loại thực phẩm này có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời lại rất linh động trong cách chế biến, bạn có thể nấu canh, luộc, xào tùy theo sở thích.
Tác hại của rau ngót đối với phụ nữ mang thai -Rau ngót gây sảy thai: Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau…
Vì thế, trong thời kỳ bầu bí, bạn nên thường xuyên ăn rau lang, khoảng 3-4 bữa/1 tuần để thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận trường hiệu quả.
Bạn có thể ăn rau lang nhiều hơn khi đến gần thời gian dự sinh, và tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.
2. Chè vừng đen nấu với bột sắn dây
Vừng đen là loại thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong thực phẩm này có chứa một loại tinh dầu có khả năng hỗ trợ quá trình sinh thường của mẹ bầu rất hiệu quả. Ngoài ra, trong vừng đen còn có chứa protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
Vì thế, bắt đầu từ giai đoạn cuối của thai kỳ, các mẹ bầu nên nấu chè vừng đen với bột sắn dây, và đường phèn để ăn mỗi ngày 1 lần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp mẹ bầu sinh thường nhanh.
Không những thế, chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.
3. Cà tím
Cà tím là loại quả nhiều chất xơ, dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu suốt thai kỳ. Cà tím có tác dụng chữa táo bón, giảm nóng và giúp co giãn cổ tử cung ở cuối thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối thai kỳ để tử cung nhanh mềm và giãn rộng, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, bạn đừng quá bất ngờ với sự phát triển chóng mặt của thai nhi. Hãy thông minh trong cách ăn uống và lựa chọn thực phẩm. Những nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 sau đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh…
Những lưu ý dinh dưỡng mang thai tuần 40
Tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ
Khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, khoai mì…để bà bầu hấp thu canxi, sắt một cách tốt hơn, dễ dàng hơn, đồng thời cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tránh việc bị táo bón và tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Ăn các bữa nhỏ thường xuyên
Mẹ có thể tăng từ 4,5 – 8 kg (hoặc khoảng 0,5kg/tuần) trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi cả mẹ và bé cùng to lên, mẹ có thể sẽ muốn ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Khi đó, mẹ nên chia thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng trong ngày.
Uống nhiều nước
Dù mẹ bầu có thể thấy khó chịu do áp lực lên bàng quang ngày một gia tăng trong giai đoạn cuối thai kỳ, việc duy trì lượng nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 10 ly nước lọc mỗi ngày là vô cùng thiết yếu. Sự duy trì nước này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ giảm thiểu và ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
Như vậy, ngoài việc quan tâm đến ăn uống, các mẹ bầu cũng cần chuẩn bị đồ đạc đầy đủ để mỗi khi cơn đau đến là đi gặp bác sĩ ngay nhé!
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi, các mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe và tốc độ phát triển của đứa con trong bụng thế nào để từ đó có chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống khoa học. >> Bà bầu ăn gì để…
Theo Dinhduong.online tổng hợp