Bệnh cường giáp nên ăn gì tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Đây là vấn đề được rất nhiều cánh mày râu quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng thực phẩm và đủ chất dinh dưỡng đóng góp rất nhiều vào kết quả lành bệnh cường giáp.
Xem nhanh
1. Đặc điểm hội chứng cường giáp
Cường giáp là hội chứng hoạt động tuyến giáp quá mức, làm gia tăng sản xuất lượng hormone tuyến giáp T3 và T4. Hội chứng cường giáp là cách gọi chung của nhiều chứng bệnh về tuyến giáp, bướu cổ, bướu giáp trạng… Trong đó hai loại bướu cổ chính là basedow và bướu cổ đa nhân nhiễm độc chính là những bệnh chính của hội chứng cường giáp.
Những biểu hiện ban đầu của cường giáp là tình trạng sưng to tuyến giáp, một số tác động đến hệ thần kinh khiến người bệnh luôn nóng nảy, hồi hộp và hay ra nhiều mồ hôi. Người bị cường giáp thường cảm thấy nhanh đói, dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, run tay chân, mắt lồi nhiều hơn, sưng hàm dưới, có bướu cổ. Hội chứng cường giáp khi xuất hiện thường rất khó chữa lành trong thời gian ngắn, đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị.
Cơn cường giáp cấp nếu không xử trí kịp thời có thể gây tử vong, xem thêm:
2. Đặc điểm chế độ dinh dưỡng người bị cường giáp
Mục đích của chế độ dinh dưỡng người bị bệnh cường giáp là hạn chế tỷ lệ trao đổi chất, trao đổi phân giải protein để cung cấp nhiệt năng, hydrat cacbon cao hơn. Ăn các thực phẩm đậu, lạc, tía tô… để có thể ức chế tuyến giáp, cũng như kiêng ăn những loại thức ăn có hàm lượng có iot cao, không nên ăn nhiều thức ăn cay nóng, thực phẩm sống chưa qua chế biến…
Theo đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Tăng cường bổ sung calo, nhiều chất đạm lành mạnh với các nguồn thực phẩm an toàn, hạn chế tình trạng sụt cân, thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
– Hạn chế hấp thu quá nhiều muối iot và các loại thức ăn giàu iot để ngăn chặn tình trạng sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến bệnh ngày càng nguy hiểm. Một số trường hợp cường giáp ngược lại cần tăng thêm nhiều iot do thiếu iot vượt mức cần thiết, gây cường giáp, bướu cổ.
– Không chọn ăn uống các loại thực phẩm có chức năng lợi tiểu quá nhiều, để tránh sự bài tiết dinh dưỡng qua đường tiết niệu.
– Bổ sung thêm các khoáng chất vitamin, kẽm do bệnh nhân cường giáp thường gặp tình trạng khan hiếm các loại nguyên tố kẽm, quá trình trao đổi canxi.
– Hỗ trợ tăng cường các loại vitamin có khả năng hạn chế các chất chống oxy hóa xuất hiện. Những loại vitamin cần thiết nhất là C, E, A… có thể chống lại những triệu chứng mệt mỏi do cường giáp gây ra.
3. Khi bị cường giáp nên ăn gì?
Từ những đặc điểm của chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị cường giáp. Ta có thể rút ra được những kinh nghiêm quý báu để chọn lựa thực phẩm, nhằm giải đáp cho những băn khoăn khi bị cường giáp nên ăn gì?
– Các loại rau củ, rau lá xanh để bổ sung thêm Magie và khoáng chất cho cơ thể, hỗ trợ chức năng trao đổi chất và khả năng hoạt động của tuyến giáp. Khi mắc cường giáp, nếu thấy có những biểu hiện đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều… thì có thể bạn đang thiếu Magie cho cơ thể. Song hạn chế ăn củ cải và vông cải xanh, bởi 2 loại rau củ này đều có chức isothiocyanates, có thể làm hạn chế hấp thu iot không tốt cho người mắc hội chứng cường giáp.
Magie là một trong những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định chức năng thần kinh, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, magie cũng tham gia vào rất…
– Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, óc chó… cung cấp rất nhiều Magie, protein thực vật an toàn và các loại vitamin E, B… giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
– Ăn nhiều hải sản, để bổ sung thêm iot, kẽm, vitamin B, selen và omega 3 cho cơ thể, thúc đẩy tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
– Chọn lựa loại đậu phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cường giáp. Trong đó đậu nành được cho là loại đậu tốt nhất để có thể hấp thu theo nhiều dạng khác nhau như uống sữa, hấp, rang… Tuy vậy tùy theo triệu chứng cường giáp của bệnh nhân là thiếu iot hay thừa iot, mà bác sĩ sẽ khuyên nên ăn nhiều đậu nành hoặc giảm bớt lại.
– Đạm hữu cơ, đảm bảo nguồn gốc là lựa chọn tốt nhất bởi bệnh nhân cường giáp cần ăn nhiều thịt đạm để đảm bảo calo cho cơ thể. Song nếu nguồn gốc thịt không đảm bảo, trong chăn nuôi sử dụng cám và hóa chất thúc đẩy thịt nạc, khi ăn vào có nguy cơ tăng axit béo trong cơ thể bệnh nhân, phá vỡ chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Lượng đạm được khuyến cáo cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày ở độ tuổi từ 19-70 tuổi với nữ giới là 46 gram, đối với nam giới là 56 gram. Nếu không cung cấp đủ…
– Bổ sung thực phẩm gluten, là loại thực phẩm có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch… giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt trong đường ruột. Bệnh nhân có thể ăn các món ăn giàu gluten như cháo yến mạch, ngũ cốc, bánh mì đen… để tăng phản ứng miễn dịch tự động, hạn chế nguy cơ suy giáp, mắc bệnh cường giáp.
– Không ăn quá nhiều chất xơ vượt mức cho phép của bác sĩ và đường.
Chất xơ tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng hấp thu quá nhiều sẽ ngăn cản tác dụng thuốc điều trị cường giáp. Ngoài ra ăn nhiều đường sẽ khiến chức năng hoạt động của tuyến giáp ngày càng suy yếu, gây nguy cơ tiểu đường cao ở người lớn tuổi.
Cường giáp là một hội chứng suy giảm chức năng tuyến giáp nghiêm trọng, cần được quan tâm và điều trị đúng cách. Bài viết trên đây phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi khi bị cường giáp nên ăn gì, để có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp