Có rất nhiều lưu ý khi ăn cua biển mà tất cả chúng ta cần phải quan tâm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình. Cua biển là một loại hải sản rất dễ gây ngộ độc nếu chúng ta chế biến không an toàn vệ sinh cũng như khi dùng cua để ăn cùng một thực phẩm khác. Vậy khi ăn cua biển, các bạn cần chú ý gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
Cua có giá trị dinh dưỡng gì?
Cua chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như canxi, protein, magie, omega-3, vitamin B12, sắt, kali… Mọi người thường ưa chuộng loại thực phẩm này trong đời sống hàng ngày vì chúng giúp ngừa bệnh loãng xương, giúp xương, răng chắc khỏe, ngừa các bệnh tim mạch… Cua được bày bán khắp các thời điểm trong năm và hầu hết các chợ. Do đó, việc sử dụng cua trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Không ăn cua đã chết
Không chỉ riêng cua mà tất cả các loại hải sản khác nói chung, khi chúng ta mua, các bạn cần phải đảm bảo chúng còn tươi sống. Chỉ như thế mới đảm bảo đủ hàm lượng chất dinh dưỡng và loại trừ sự xâm hại của nhiều loại vi khuẩn trong cua có khả năng tấn công con người. Bởi vì khi cua chết đi, hàng loạt các loại vi khuẩn, nấm… sẽ lập tức sinh sôi vào trong mọi bộ phận của cua. Lúc này, nếu chúng ta khi mua về kết hợp cùng quá trình vệ sinh không kỹ lưỡng sẽ là nguyên nhân gây hiện tượng ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây tử vong nếu mức độ ngộ độc nặng.
Mách nhỏ cho bạn: Cua còn tươi ngon sẽ có phần mai bóng, sáng màu, bụng căng, các chân cử động mạnh, có lực hơn so với cua chết. Cần hạn chế ăn cua đã chế biến sẵn ở ngoài nhằm hạn chế các rủi ro ăn nhằm cua chết có thể gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.
Phải đảm bảo phương pháp nấu chín
Sau khi trãi qua quá trình vệ sinh cua thật sạch sẽ, chúng ta sẽ tiến hành hấp hoặc luộc cua. Ở bước này, các bạn cần phải chắc chắn đun cua thật chín để diệt trừ các tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Nguyên nhân là do thức ăn chính của cua khi còn sống đa phần là xác của động vật hoặc các chất mùn trong nước sông, biển. Chính vì các yếu tố này sẽ khiến có rất nhiều loại vi khuẩn phát triển trong cơ thể cua. Nếu chúng ta không vệ sinh kỹ kết hợp cùng phương pháp hấp, luộc cua không chín tới sẽ dễ gây ngộ độc.
Bạn đã biết cách ăn cua chưa?
Cua sau khi nấu chín, các bạn sẽ cạy phần mai, bỏ phần dạ dày (phần thịt hình tam giác) và chỉ ăn phần gạch cua bao quanh bên ngoài. Phần dạ dày cua chính là trung tâm hoạt động của rất nhiều vi khuẩn, do đó, nếu chúng ta chưa biết cách ăn cua sẽ rất dễ ăn nhằm vào những bộ phận nguy hiểm này. Còn ở các chân cua, càng cua, chúng ta sẽ dùng thìa đập vỡ lớp vỏ bên ngoài và ăn phần thịt bên trong.
Đối với những người hay gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ kém, hay bị đau dạ dày, chúng ta không nên dùng cua quá nhiều.
Không nên ăn gì kết hợp cùng cua?
Nhiều người thường có thói quen hay dùng nước trà làm thức uống giải khát và tráng miệng sau khi ăn uống xong. Nhưng nếu bạn vừa ăn thịt cua, vừa uống nước trà thì hoàn toàn không nên. Nguyên nhân là do thành phần trong nước trà dễ gây loãng axit do dạ dày tiết ra, một số thành phần trong cua dễ bị kết tủa trong dạ dày và gây tình trạng đau bụng, cơ thể ăn không tiêu…
Ngoài nước trà, các bạn cũng không nên ăn cua với quả hồng, đây là một loại trái cây có vị ngọt, tươi mát và thường dùng để tráng miệng. Chúng ta cần lưu ý là trong quả hồng có chứa chất tannin (nhất là lớp vỏ của quả hồng là nơi có nhiều chất tannin), khi ăn cùng cua sẽ dễ gây xuất hiện phản ứng hóa học giữa tannin và chất protein trong cua tạo thành chất rắn trong dạ dày. Nghiêm trọng hơn, các loại chất rắn này có thể gây tắc đường ruột, cản trở hệ tiêu hóa hoạt động và khiến người dùng đau bụng dữ dội.
Người nào không nên ăn cua?
– Người bị dị ứng hải sản, nhất là dị ứng với cua
– Người bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Lúc này, dạ dày của họ yếu, dễ bị kích ứng với các tác nhân gây hại có trong cua.
– Người đang bị sốt, cảm lạnh, ho ra đờm, tiêu chảy.
– Người cao huyết áp, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan, mỡ trong máu.
– Phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai cần tránh ăn cua vì khả năng vi khuẩn gây hại cho thai nhi là rất cao.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc chọn mua, chế biến cùng nhiều lưu ý khi ăn cua biển trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
Theo Dinhduong.online tổng hợp