Gan lợn là bộ phận nội tạng của lợn được dùng để chế biến trong các món ăn gia đình nhằm tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Trong gan lợn có chứa rất nhiều sắt và vitamin A, có khả năng điều trị thiếu máu hiệu quả, bổ sung các dưỡng chất hiệu quả cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Tuy vậy, nếu chế biến gan lợn không đảm bảo, cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn, giun sán và các loại virus nguy hiểm. Cần lưu ý những điều sau khi ăn gan lợn, để đảm bảo có được giải pháp ăn gan lợn an toàn và đảm bảo nhất cho sức khỏe của cả gia đình.
1. Đặc điểm của gan lợn
Gan lợn là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món xào, luộc, hấp, các món mì, hủ tiếu… 2 thành phần dinh dưỡng có nhiều nhất trong gan lợn là sắt và vitamin A, với 100g gan lợn, ta có thể hấp thu đến 25mg sắt, vitamin A cũng như các khoáng chất tự nhiên, protein cho cơ thể.
Hầu hết giá thành của gan lợn trên thị trường hiện nay khá rẻ, dễ tìm mua cũng như dễ dàng chế biến nên thường được nhiều gia đình chọn lựa để chế biến kết hợp trong các món ăn, hoặc nấu cùng cháo, súp cho trẻ nhỏ ăn để có thêm dưỡng chất.
2. Có nên ăn gan lợn thường xuyên?
Gan luôn có chức năng là bộ phận đào thải độc tố trong cơ thể và gan lợn cũng không là ngoại lệ. Với chức năng giải độc cho cơ thể lợn, trong gan lợn thường sót lại rất nhiều độc tố bám bên trong, khi ăn có thể dẫn dắt vào trong cơ thể người đòi hỏi cần chọn lựa loại gan lợn đảm bảo, chế biến kĩ càng. Các loại kí sinh trùng, sán, vi khuẩn, virus nguy hiểm cũng thường chọn gan lợn làm nơi trú ngụ và phát triển, gây ra các chứng bệnh viêm gan, ung thư gan… ở lợn, theo đó tạo ra độc tố nguy hiểm cho người khi ăn.
Hàm lượng cholesterol trong gan lợn cũng rất cao, ăn thường xuyên có thể gây ra các chứng bệnh tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch, các chứng bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
3. Những lưu ý khi ăn gan lợn
Với những đặc điểm đã kể trên, ta cần cập nhật thêm những kiến thức trong chế biến, chọn lựa gan lợn cũng như mức độ sử dụng, kết hợp gan lợn trong ăn uống cho phù hợp.
– Không ăn gan lợn quá nhiều
Như đã đề cập, ăn gan lợn quá nhiều có thể khiến tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp… Người ở độ tuổi trung niên, bệnh nhân bị cao huyết áp và các chứng bệnh về tim mạch cũng cần hạn chế ăn gan lợn quá nhiều để đảm bảo sức khỏe.
– Không ăn gan lợn chưa qua chế biến, đảm bảo chế biến sạch sẽ trước khi ăn
Gan lợn luôn có nguy cơ lưu trữ lượng lớn độc tố và các loại khuẩn, sán cần chế biến, làm sạch thật kĩ càng trước khi ăn. Luôn chọn mua gan lợn ở những nguồn đảm bảo, có kiểm định của bộ y tế cũng như còn tươi, mới. Khi mua gan lợn về nên sơ chế thật sạch sẽ. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn sơ chế gan lợn đảm bảo nhất:
Rửa sạch gan lợn với nước, loại bỏ hết tia máu, cặn bám. Ngâm gan lợn với nước muối đặc trong 10-30 phút, giảm thiểu phần nào được chất độc còn ở trong gan lợn.
Hoặc rửa sạch gan lợn với muối, ngâm trong sữa tươi 20-30 phút để loại bỏ các kí sinh trùng.
Đảm bảo nấu chín gan lợn khi ăn, dù khi chín kĩ vị của gan không còn được ngon và dưỡng chất bị giảm thiểu nhưng là giải pháp an toàn nhất để không bị nhiễm khuẩn bởi gan lợn.
– Không kết hợp vitamin C với gan lợn
Các thành phần trong gan lợn không hề phù hợp với các nguyên liệu có chứa vitamin C. Hàm lượng các nguyên tố kim loại có trong gan lợn khi kết hợp với các loại rau củ có vitamin C, ion kim loại gây ra phản ứng khiến vitamin bị oxy hóa và mất dinh dưỡng. Ngoài ra các chất cellulose và acid oxalic trong rau củ cũng tác động đến quá trình hấp thu chất sắc của gan lợn.
Loại thực vật có vitamin C và thường được dùng chế biến với gan lợn là giá, do vậy nên hạn chế ăn giá cùng gan lợn để đảm bảo dinh dưỡng cho 2 loại nguyên liệu này.
– Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều gan lợn
Ăn quá nhiều gan lợn khiến tăng lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể, có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn và các vấn đề về da ở phụ nữ mang thai, đồng thời tác động không tốt đến thai nhi. Thai phụ chỉ nên thỉnh thoảng ăn gan lợn để bổ sung chất sắt, nhưng cần đảm bảo chế biến thật an toàn để tránh lây nhiễm vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
– Gan lợn có thể kết hợp với cà rốt
Nguyên liệu an toàn nhất để kết hợp với gan lợn là cà rốt. Theo đó, chất caroten có trong cà rốt kết hợp cùng gan lợn tạo thành betacaroten sẽ được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Chất này có khả năng phòng ngừa ung thư, tăng miễn dịch cho cơ thể và các chứng bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể…
Gan lợn có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe nếu ăn phải loại gan không an toàn cũng như chưa chế biến kĩ lưỡng. Lưu ý khi ăn gan lợn để đảm bảo sức khỏe cơ thể, phòng tránh được những nguy cơ nhiễm bệnh do khuẩn, sán cũng như các chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch.
Theo dinhduong.online tổng hợp