Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Nó là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất? Chúng ta cùng trang bị những kiến thức sau nhé!
Xem nhanh
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, thiếu kẽm ở trẻ em đang dần trở thành vấn đề phổ biến. Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em đang chiếm gần đến con số 40% tùy theo địa phương. Một trong những nguyên nhân chính dẫn là thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao nhất toàn cầu. Việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng ở trẻ ngày càng gia tăng. Trong số đó thiếu kẽm là một điển hình phổ biến.
Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu sau của tính trạng thiếu kẽm ở trẻ:
– Ăn uống không ngon miệng, vị giác thay đổi bất thường.
– Rụng tóc, sụt cân, chậm lớn.
– Kém thông minh, khù khờ.
– Cơ quan sinh dục kém phát triển.
– Thiếu máu, vết thương lâu lành.
Vai trò của kẽm với trẻ em
Kẽm là một thành phần không thể thiếu của quá trình hình thành các enzym. Kẽm cũng giữ vai trò quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh học. Nhờ có kẽm mà quá trình tổng hợp protein ở các mô và tất cả cơ quan diễn ra thuận lợi. Từ đó góp phần thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất. Vì thế, nếu thiếu kẽm cũng đồng nghĩa với việc trẻ chậm lớn và sụt cân.
Ngoài ra kẽm còn là yếu tố quan trọng kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Do đó nếu thiếu kẽm thì chuyện bỏ bữa, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng là tính tràng hoàn toàn dễ thấy ở trẻ. Hơn nữa, kẽm còn đóng vai trò nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Nếu được bổ sung lượng kẽm đầy đủ, cơ thể của trẻ nhanh chóng đẩy lùi được sự tấn công của nhiều virut gây hại. Các bệnh về tiêu chảy và viêm đường hô hấp sẽ không còn là vấn đề nếu biết cung cấp kẽm đúng cách.
Nếu con của bạn rất hiếu động và hay chạy nhảy thì chuyện té ngã bị trầy xước chắc hẳn không thể tránh khỏi. Những vết thương nhỏ trên tay, chân nhờ có kẽm mà chúng sẽ nhanh lành hơn. Còn nếu con của bạn là người ít vận động hay tự kỷ, thì việc bổ sung kẽm cho trẻ cũng là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề này. Hãy cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hơn để cải thiện tình hình nhé!
Bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách
Bổ sung kẽm cho trẻ dựa theo theo độ tuổi
Trước khi bổ sung kẽm cho trẻ, các bậc cha mẹ cần xác định lượng kẽm trẻ cần hấp thu mỗi ngày. Theo WHO, ở một độ tuổi khác nhau, nhu cầu của trẻ về kẽm cũng khác nhau rõ rệt:
– Trẻ < 12 tháng tuổi: nhu cầu kẽm cần 5mg/ngày.
– Trẻ từ 1 – 10 tuổi: cần 10mg kẽm/ngày
Bổ sung kẽm cho trẻ bằng nguồn thực phẩm
Kẽm được hấp thu chủ yếu ở ruột non và thông qua thức ăn khoảng 30%. Phần còn lại hầu như bị thải ra ngoài thông dịch tụy, dịch ruột, nước tiểu và mồ hôi. Do đó, một chế độ ăn uống không đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm trầm trọng ở trẻ.
Để tránh thiếu kẽm, bạn hãy tăng cường các loại thực phẩm như thịt bò, cá, tôm đồng, trứng, sữa…vào khẩu phần dinh dưỡng của trẻ. Sau đây là top những thực phẩm giàu kẽm bạn có thể lựa chọn cho trẻ (hàm lượng kẽm dựa trên 100g thực phẩm):
Tôm đồng: 200mg kẽm
Lươn: 142 mg kẽm.
Cá chép: 70mg kẽm.
Sữa công thức 1,2: 3,8 mg kẽm.
Đậu nành: 3,8 mg kẽm.
Lòng đỏ trứng: 3,7 mg kẽm.
Khoai lang: 2.0 mg kẽm.
Ngoài ra những trẻ dưới 12 tháng tuổi cần được hấp thu nguồn kẽm ở sữa mẹ, bởi nó dễ hấp thu hơn nguồn kẽm có trong sữa bò. Sữa mẹ ở tháng đầu tiên có hàm lượng kẽm cao nhất, đạt khoảng 2 – 3 mg/lít. Lượng kẽm trong 3 tháng tiếp theo giảm dần 0.9ml/lít.
Ngoài ra bạn cũng cần biết yếu tố “khắc tinh” với kẽm chính là canxi bởi nó làm tăng bài tiết kẽm. Để tăng tỷ lệ hấp thu kẽm, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C.
Bạn nên ăn hàu để tăng cường kẽm cho cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ suy tim. Dưới đây là 10 thực phẩm chứa kẽm nhiều mà có thể bạn chưa biết Kẽm là dưỡng chất rất quan trọng. Cung cấp đủ kẽm…
Theo Dinhduong.online tổng hợp