Hạt sen kỵ với thực phẩm nào? Các lưu ý quan trọng cần biết

Tác giả: admin

hạt sen kỵ với thực phẩm nào

Hạt sen không chỉ được biết đến là một loại thuốc Đông Y có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, mà còn là thực phẩm dễ kết hợp với nhiều món ăn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hạt sen kỵ với thực phẩm nào và những lưu ý khi ăn. Nếu bạn cũng đang thắc mắc hạt sen kỵ với gì, thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Những lợi ích tuyệt vời của hạt sen đối với sức khỏe

Hạt sen là phần nhân được lấy từ trong đài sen, thường có vị ngọt, bùi và hương thơm đặc trưng. Đặc biệt, trong 100g hạt sen chứa 350 calo, 60g carbohydrate, 17g protein, natri, canxi, kali, photpho, chất xơ,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Cải thiện hoạt động tiêu hóa, bởi hạt sen có công dụng nhuận trường, giúp tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày,…
  • Các enzyme trong hạt sen có thể kết nối với các protein trong cơ thể, hạn chế các tổn thương. Đồng thời tâm sen có chứa polysaccharide hỗ trợ chống viêm và chống oxy hóa.
  • “Loại thuốc” giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhờ tâm sen chứa tính kiềm và glucoxit có công dụng an thần, thư giãn đầu óc. Cùng với đó, khi ăn hạt sen, tuyến tụy sẽ tiết ra chất insulin giúp dễ đi vào giấc ngủ.
  • Cung cấp lượng Protein dồi dào, đặc biệt là với phụ nữ có thai khi hỗ trợ kích thích sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi.
hạt sen kỵ với thực phẩm nào
Hạt sen có nhiều công dụng khác nhau như trị mất ngủ, khó tiêu, tốt cho hệ miễn dịch,…

2. Hạt sen kỵ với thực phẩm nào?

Dưới đây là các loại thực phẩm không nên ăn cùng hạt sen, bạn lưu ý để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

2.1 Không ăn hạt sen cùng thịt cua, ghẹ

Khi ăn hạt sen cùng thịt cua, ghẹ có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp, lạnh bụng, buồn nôn, mất nước,… Ngoài ra, chất tanin trong hạt sen sẽ gây kết tủa protein của cua (ghẹ), từ đó làm cản trở quá trình tiêu hóa. Đây chính là lý do vì sao bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.

2.2 Kiêng ăn hạt sen với thịt rùa, thịt baba

Khi nhắc đến hạt sen kỵ với thực phẩm nào, bạn nên lưu ý đến thịt rùa và thịt baba. Vì 2 loại thịt này có tính hàn, vị ngọt, công dụng bổ thận, tráng dương, trong khi hạt sen có tính bình, tác dụng bổ tỳ, an thần. 

Tuy nhiên, tính bình kỵ với tính hàn, nếu ăn có thể gặp phải các triệu chứng như khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, lạnh bụng,… Vì vậy nếu không biết hạt sen kiêng nấu với gì, tốt nhất bạn tránh kết hợp thịt rùa, thịt baba với hạt sen.

2.3 Thực phẩm có tính hàn mạnh không nên ăn cùng hạt sen 

Giải đáp tiếp theo cho thắc mắc hạt sen không nên ăn với gì đó là rau sam, mướp đắng, dưa chuột, nước dừa, thịt vịt, thịt thỏ, nước đậu nành,… Bởi hạt sen có tính bình, nếu kết hợp với các thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa với các dấu hiệu như nôn ói, chóng mặt, đi ngoài phân lỏng,…

tác hại của hạt sen
Hạt sen kỵ với rau gì? Mướp đắng (khổ qua) và các thực phẩm có tính hàn như rau sam, dưa chuột,… không nên kết hợp cùng hạt sen để tránh ảnh hưởng tiêu hóa.

3. Những ai không nên ăn hạt sen? 

Mặc dù hạt sen lành tính và có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Theo đó, những đối tượng không nên ăn hạt sen như:

3.1 Người mắc bệnh tim mạch

Trong tâm sen có hàm lượng alkaloid cao có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Vì vậy, với những người bị bệnh tim, nếu muốn ăn hạt sen thì nên loại bỏ phần tâm sen.

3.2 Người đang bị rối loạn tiêu hóa

Người bị rối loạn tiêu hóa, nếu sử dụng hạt sen có thể làm tình trạng này thêm nghiêm trọng. Vì lượng vitamin dồi dào trong hạt sen sẽ khiến những người đang bị rối loạn tiêu hóa khó hấp thu các chất này.

3.3 Trẻ có dấu hiệu biếng ăn

Hạt sen có thể khiến trẻ nhỏ bị khó tiêu, bởi hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện nên không thể hấp thụ hết các dưỡng chất trong hạt sen. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho hạt sen vào nấu cháo cho trẻ, vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và biếng ăn ở trẻ.

4. Nên ăn hạt sen vào lúc nào tốt nhất? 

Bạn nên ăn hạt sen buổi chiều tối để giúp tinh thần thư giãn từ đó hỗ trợ việc ngủ ngon, sâu giấc. Ngoài ra, bạn có thể ăn chè sen, nước sen hoặc uống trà tim sen vào thời điểm này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Hạt sen mọc mầm có ăn được không?

Hạt sen mọc mầm có thể ăn được, bởi phần mầm của hạt sen chính là tâm sen hay còn gọi là tim sen, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với giấc ngủ.

6. Một số lưu ý quan trọng khác khi ăn hạt sen

Bên cạnh việc tìm hiểu hạt sen kỵ với thực phẩm nào, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các lưu ý khi sử dụng thực phẩm này giúp phát huy công dụng tốt nhất.

6.1 Nên ăn cả hạt sen lẫn tâm sen nếu bị mất ngủ

Nếu muốn ăn hạt sen để hỗ trợ chứng mất ngủ thì không nên bỏ tim sen. Tim sen chính là thành phần chính để chữa mất ngủ, khó ngủ, thành phần này thường được tận dụng để bào chế thuốc an thần. 

hạt sen kỵ với gì
Để điều trị mất ngủ hiệu quả, bạn nên ăn cả phần tim sen ở bên trong.

6.2 Không ăn tâm sen tươi trực tiếp

Tâm sen tươi có thể gây ngộ độc trong trường hợp bạn sử dụng nhiều như khi nấu trà, nước uống. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng tâm sen đã được sấy khô.

6.3 Không ăn nhiều hạt sen trong thời gian dài

Nhận thấy những công dụng có lợi cho sức khỏe của hạt sen nên không ít người liên tục bổ sung thực phẩm này hàng ngày. Nhưng thực sự ăn nhiều hạt sen có tốt không? Thực tế, nếu dùng hạt sen không đúng cách thì có khả năng nguy hại đến sức khoẻ như rối loạn nhịp tim, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn ở nam nữ,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc hạt sen kỵ với thực phẩm nào và các lưu ý khi sử dụng. Mong rằng, bạn đã bỏ túi được những thông tin hữu ích khi dùng hạt sen để mang lại lợi ích cho sức khỏe.