Đến tuần thứ 7 của thai kỳ, những triệu chứng của cơn ốm nghén càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn 90% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng này. Do dó trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 7, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp các chị em vượt qua cơn nghén dễ dàng hơn.
Xem nhanh
Dưỡng chất cần quan tâm
1. Axit folic
Axit folic hay folate là một loại vitamin B – vitamin quan trọng cần được bổ sung trong suốt những tháng đầu của thai kỳ, để ống thần kinh thai nhi phát triển tốt nhất. Nếu không bổ sung đủ, thai nhi có nguy cơ cao phát triển các khuyết tật ống thần kinh hoặc bị sinh non.
Những thực phẩm giàu aixt folic bao gồm rau bina, ngũ cốc, các loại đậu… Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 400 mcg vitamin này mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 7.
2. Canxi
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, xương của bé bắt đầu phát triển nên mẹ cũng cần bổ sung thêm canxi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày qua các thực phẩm như sữa và các loại rau lá xanh thẫm. Nếu mẹ không bổ sung đủ qua chế độ ăn uống thì em bé sẽ lấy canxi từ xương và răng của mẹ, khiến mẹ dễ bị loãng xương.
3. Chất sắt
Trong giai đoạn này, nguồn cung cấp máu của mẹ cần tăng lên để hỗ trợ em bé phát triển, nếu không nhận đủ sắt, mẹ bầu sẽ bị mệt mỏi và thiếu máu nghiêm trọng.
Chị em bầu nên bổ sung đủ 27mg sắt mỗi ngày từ khi bắt đầu thai kỳ. Nếu không nạp đủ sắt qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm bằng viên thuốc bổ.
Vì sao khi mang thai các chuyên gia thường khuyên chúng ta không được bỏ qua những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu? Và các chị em có bao giờ thắc mắc rằng lý do gì khi đi khám thai, nhất là vào quý đầu, các bác sĩ thường…
4. Protein
Trong khi hầu hết phụ nữ đều cho rằng protein chỉ cần thiết ở quý 2 và quý 3 thì thực tế ngay ở những tháng đầu mang thai mẹ cũng cần bổ sung protein để đảm bảo nguồn cung cấp máu cho em bé cũng như tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơ bắp thai nhi.
Mẹ bầu có thể nhận được nguồn protein qua phô mai ít béo hay cá. Nhưng cần chú ý chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp. Lượng protein cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 75-100g.
Nói “không” với những thực phẩm sau
1. Thực phẩm tái sống hoặc chưa nấu chín
Trong danh sách các món ăn dinh dưỡng mang thai tuần 7 không hề có sự xuất hiện của các món ăn tái sống như sushi, bít tết, phi lê… Vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
2. Hải sản hun khói
Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
3. Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng
Sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ.
Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời kỳ mang thai. Thế nhưng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc có nên uống sữa hay không? Sữa cho bà bầu 3 tháng đầu có những lợi ích gì? Mời bạn…
4. Dưa muối
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật.
Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Theo Dinhduong.online tổng hợp