Vào những ngày nắng nóng, củ đậu được xem là lựa chọn lý tưởng giúp các bà bầu giải khát, thanh nhiệt. Ngoài những tác dụng đó, bà bầu ăn củ đậu còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa táo bón, phòng chống bệnh trĩ, hỗ trợ hệ miễn dịch…
Xem nhanh
Thành phần dinh dưỡng của củ đậu
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C cần thiết cho cơ thể. Với thành phần nhiều dưỡng chất và lành tính, các bác sĩ khuyên bà bầu nên lựa chọn củ đậu vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ thường xuyên.
Những lợi ích khi bà bầu ăn củ đậu
1. Xoa dịu cơn ốm nghén
Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn nhưng với loại củ này, đảm bảo bạn sẽ không chê mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.
Nôn ói là triệu chứng bình thường của thời kỳ thai nghén, nó là dấu hiệu thông báo một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên bà bầu ăn vào là nôn liên tục và kéo dài trong nhiều ngày liền kèm theo nhiều triệu chứng khác thì đó là điều…
2. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị táo bón và trĩ gây ra tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ăn thường xuyên củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, củ đậu cũng giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho mẹ bầu.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch và tim mạch
Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn và khó thở.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
4. Giúp đẹp da
Hiện nay khi thời tiết se lạnh hanh khô, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu ăn hột vịt lộn trong thai kỳ sẽ sinh con có nhiều tóc. Tuy nhiên về điều này cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Do hột vịt lộn rất giàu đạm nên việc ăn không đúng thời điểm hoặc…
Những lưu ý khi ăn củ đậu mẹ bầu cần biết
– Ăn với số lượng vừa phải: Bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, mặc dù lành tính nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây nên nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe. Ngay cả củ đậu cũng vậy, mẹ bầu cần lưu ý.
– Không nên ăn cả ngày: Củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất mà bạn cần. Đặc biệt khi các chị em mang thai cần nhiều dưỡng chất hơn để nuôi cả thai nhi. Chính vì thế, việc chỉ ăn củ đậu trong ngày sẽ làm cho bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi.
– Không ăn lá và hạt củ đậu: Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính. Đó chính là thành phần chất tephrosin và rotenon. Ở nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, sau đó phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Chính vì vậy, khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, toàn thân bị co giật, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp…
Theo Dinhduong.online tổng hợp