Cơ thể chúng ta đôi khi vẫn phải đối mặt với những tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng do hoạt động quá sức, nguồn dinh dưỡng cung cấp trong ngày chưa được đảm bảo. Khi tham gia bất kì hoạt động nào đòi hỏi tiêu tốn nhiều sức lực, việc nạp nguồn dinh dưỡng quá thấp sẽ dẫn đến những tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và có thể ngất xỉu, đòi hỏi thu nạp thêm nguồn thực phẩm giúp tái tạo năng lượng kịp thời.
Những loại thực phẩm sau đây được nhận xét là giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng để khỏe mạnh hơn, một cách nhanh chóng.
- Thực đơn cho người lao động nặng hợp lý và đủ chất
- Nên ăn gì sau khi bị đột quỵ để hồi phục sức khỏe?
Xem nhanh
1. Nguyên tắc hấp thu dinh dưỡng tái tạo năng lượng
Không phải cứ ăn thêm loại đồ ăn bất kì là nguồn năng lượng sẽ được lấy lại ngay lập tức. Hơn nữa với tình trạng cơ thể không được khỏe mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng sẽ hạn chế hơn. Mục tiêu đặt ra là chọn lựa những loại thực phẩm giàu protein, các loại vitamin nhóm A, B, E và vitamin C, cùng các khoáng chất sắt, kẽm, magie, photpho… nhằm bù đắp nguồn năng lượng đã mất, bổ dung thêm calo. Ngoài ra khi thiếu hụt năng lượng trầm trọng, lượng đường huyết trong cơ thể cũng sẽ giảm thấp, cần bổ sung ngay lập tức.
Những nguyên tắc chọn thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng và tái tạo năng lượng tất yếu nhất là:
– Chọn lựa thực phẩm giàu năng lượng, cung cấp thêm calo để bù đắp nguồn calo thiếu hụt dần đến mất năng lượng. Cụ thể thực phẩm giàu vitamin nhóm B và vitamin C sẽ giúp cung cấp năng lượng tốt nhất, thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch.
– Ăn nhẹ bất kì một món ăn có vị ngọt, dùng đường để ổn định lại lượng đường huyết trong máu. Điều này đặc biệt cần thiết ở những người bị huyết áp thấp, tụt đường huyết dẫn đến tụt huyết áp khiến ta ngất xỉu khi bị thiếu hụt năng lượng ở mức độ báo động.
– Bù nước để cân bằng điện giải khi thiếu hụt năng lượng do vận động mạnh. Cân bằng điện giải giúp cân bằng lại nguồn ion đang bị suy giảm, hạn chế các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi khi bị mất năng lượng.
– Luôn đảm bảo ăn đầy đủ dinh dưỡng vào buổi sáng để có đủ năng lượng hoạt động cả ngày. Ăn quá ít vào buổi sáng, nhịn ăn hoặc ăn ít vào trưa vào chiều khiến bạn hoàn toàn không có được nguồn năng lượng đủ để hoạt động.
2. Những loại vitamin giúp tái tạo năng lượng tốt nhất
Nhu cầu nạp thêm năng lượng, cơ thể cần đảm bảo hấp thu loại vitamin cần thiết, hỗ trợ bổ sung năng lượng kịp thời. Trong đó, cần có các loại vitamin sau:
- Vitamin B1: hỗ trợ nhóm cơ hoạt động, giúp tay chân cử động linh hoạt, cân bằng hệ thần kinh. Vitamin B1 có trong thịt heo, lòng đỏ trứng, gạo…
- Vitamin B2: tăng hệ miễn dịch, ngăn ngừa các chứng bệnh viêm nhiễm, đau đầu, nhức mỏi… Có nhiều trong ngũ cốc, đậu, hạt các loại, chuối, sữa, trứng…
- Vitamin B5: bổ sung năng lượng tái tạo da, tóc, đảm bảo chức năng của hệ thần kinh… ăn trứng, thịt gà, thịt bò, trứng, hạt điều để bổ sung…
- Vitamin B6: hỗ trợ giúp cơ thể không xảy ra các biểu hiện mệt mỏi kiệt sức, da khô, giảm thính lực…
- Vitamin B9: hay còn gọi là axit folic, có nhiều trong rau xanh đậm màu, trợ giúp chức năng hoạt động của hệ thần kinh, tái tạo tế bào hồng cầu, bổ sung B9 giúp tỉnh táo và hoạt động trí não hiệu quả.
3. Những thực phẩm giúp tái tạo năng lượng nên ăn ngay
– Chuối: chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có vị ngọt để bù đường huyết và bổ sung năng lượng chống đói ngay lập tức.
– Bơ lạc: Có vị ngọt, béo bởi axit bão hòa đơn bên trong có thêm calo bù đắp khi thiết hụt dinh dưỡng.
– Các sản phẩm thành phần từ đậu: Bổ sung protein thực vật an toàn, giúp tái tạo năng lượng mà không tăng quá nhiều calo gây tăng cân ở người ăn kiêng.
– Nước ép trái cây nguyên chất: Hỗ trợ đường huyết và vitamin C, B, A tăng sức miễn dịch, bù điện giải, chống khát và làm tỉnh táo hơn.
– Ngũ cốc: Tinh bột an toàn, giàu carbohydrate có lợi cho sức khỏe, giúp làm no nhanh chóng mà không sợ tăng cân.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cung cấp protein cần thiết nhanh chóng, bù năng lượng và bổ sung calo để hoạt động.
Còn rất nhiều nguồn thực phẩm giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và an toàn nhất ta có thể chọn lựa hấp thu khi gặp vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, và suy giảm năng lượng hoạt động trong ngày. Ngay khi có những biểu hiện sụt giảm năng lượng như hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, mỏi tay chân thì nên áp dụng các giải pháp bù đắp dinh dưỡng tạm thời nhất là uống nước và ăn đường, ăn kẹo ngọt. Nhờ đó cơ thể cân bằng lại được mức điện giải bị mất và ổn định lượng đường huyết đang bị sụt giảm trong máu. Nghỉ ngơi từ 10-20 phút bằng cách nằm nhắm mắt, thở đều nhưng không ngủ, sau đó ăn bù đắp dinh dưỡng và bổ sung calo để tỉnh táo và hoạt động ổn định trở lại.
Theo dinhduong.online tổng hợp