Khi bước sang giai đoạn 6-7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có những biểu hiện mọc răng sữa. Những ảnh hưởng tình trạng này là các biểu hiện đau nhức, sốt, khó chịu, la khóc nhiều khiến trẻ yếu sức hơn, biếng ăn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, gây suy dinh dưỡng cấp. Khi trẻ bị mọc răng nên ăn gì là phù hợp và đảm bảo, để có thể ngăn chặn những nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ giai đoạn này.
1. Chọn thực phẩm theo giai đoạn mọc răng của trẻ
Mỗi một giai đoạn khác nhau, khả năng thích nghi với các loại thực phẩm cũng không giống nhau. Nếu ở giai đoạn đầu mới mọc răng, trẻ chỉ có thể ăn các loại thực phẩm dạng lỏng, sệt thì các giai đoạn sau khi răng mọc nhiều hơn, chắc hơn trẻ đã có thể ăn các thực phẩm rắn dạng mềm và khi mọc đủ răng là có thể ăn được các thức ăn như người lớn.
– Khi trẻ mọc được 2 răng (4-8 tháng tuổi)
Giai đoạn này trẻ thường bị đau, sưng nhức, viêm nướu, thậm chí loét khiến trẻ la khóc nhiều, mệt mỏi gây chán án, dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn tích tụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do vậy ở thời điểm này, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng. Nếu thiếu sữa mẹ, có thể dùng thêm sữa công thức bằng muỗng, ca tập uống thay vì dùng bình bú.
Tình trạng răng miệng của trẻ tốt hơn thì nên cho trẻ ăn thêm cháo dinh dưỡng nếu trẻ đã bước vào chế độ ăn dặm. Khoai tây nghiền, yến mạch, ngũ cốc… là các loại thực phẩm ăn dặm phù hợp nhất.
– Trẻ mọc được 4 răng (8-10 tháng)
Khi trẻ mọc thêm răng, dù không còn đau đớn như ban đầu song thời gian trẻ ngủ cũng ít đi, dễ kích động và có cảm giác bứt rứt, khó chịu khiến trẻ hay nhăn nhó, la khóc, làm nũng, chảy nhiều nước miếng. Mọc răng khiến vùng lợi thường ngứa, trẻ muốn gặm cắn nhiều thứ, do vậy cần khử trùng đồ vật xung quanh để ngăn nhiễm khuẩn.
Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, khiến trẻ đi phân lỏng, sốt nhẹ và lười ăn nhiều hơn. Thu hút hứng thú ăn uống của trẻ bằng nhiều món ăn dặm bổ dưỡng, thúc đẩy trẻ ăn uống tự nhiên hơn là ép ăn, chia lượng thức ăn thành nhiều bữa. Kết hợp thực phẩm đạm và chất xơ xay nhuyễn để trẻ hấp thu đủ chất.
– Trẻ mọc được 6-8 răng (11-13 tháng)
Giai đoạn, số lượng răng hàm trên ngày càng nhiều hơn so với hàm dưới, các cơn đau và ngứa nướu cũng giảm dần. Kích thích trẻ ăn dặm nhiều hơn với các loại thực phẩm chất răn, mềm để trẻ có thể tăng khả năng nhai. Thường xuyên luộc rau củ, tôm, đậu hũ để trẻ hấp thu vitamin và chất xơ bổ sung.
– Khi trẻ mọc được 8-12 răng
Trẻ lớn hơn, răng mọc nhiều hơn nên mẹ có thể tập thói quen ăn uống bằng thìa cho trẻ, lợi dụng sự hào hứng khi ăn uống để trẻ không mắc phải nguy cơ biếng ăn.
– Khi trẻ mọc được 12-20 răng sữa
Hệ thống răng của trẻ đã gần như có đủ, trẻ bước sang chế độ dinh dưỡng thông thường với nhiều loại thực phẩm rắn và lỏng kết hợp. Khẩu vị của trẻ cũng đã dần thay đổi, hãy đa dạng hóa loại thức ăn trong bữa giúp trẻ tăng hứng thú ăn uống hơn.
2. Đặc điểm thực phẩm khi trẻ mọc răng nên ăn
Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe giai đoạn này mà chọn lựa dạng đồ ăn dặm phù hợp cho trẻ, một số dạng đồ ăn khi trẻ mọc răng nên ăn:
– Thực phẩm dạng xay nhuyễn bởi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, khẩu vị muốn ăn những món có mùi gần giống sữa, đồng thời mềm, dễ nuốt.
– Cho bé ăn thêm bánh ăn dặm khi mọc thêm nhiều răng hơn, bởi lúc này bé thường bị ngứa răng và muốn nhai, cắn nhiều thứ xung quanh.
– Luộc rau củ cho trẻ cầm ăn khi bước sang giai đoạn mọc nhiều hơn 5 chiếc răng, vừa giúp trẻ giải tỏa cảm giác ngứa nướu, vừa an toàn và bổ sung thêm nhiều chất xơ.
– Cho uống thêm các loại đồ uống mát, nhiều vitamin C để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, lở loét nứu, lợi.
– Khử trùng các đồ vật, đồ chơi của trẻ để ngăn tình trạng trẻ ngậm, cắn những đồ vật này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường miệng.
– Răng mọc càng nhiều, thay đổi hình thức món ăn dặm cho trẻ từ dạng xay nhuyễn rồi đến băm nhỏ, cắt khúc nhỏ, rồi đến vật rắn dạng khối lớn để kích thích khả năng nhai.
– Dạy trẻ loại bỏ dần thói quen uống bằng bình bú mà dùng bình uống, thìa, ống hút để nuốt.
– Nếu trẻ la khóc vì đau nướu nhiều có thể dùng khăn lạnh cho trẻ cắn chặt, giảm bớt cơn đau nhức.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ với nước muối để đảm bảo giai đoạn này khoang miệng của trẻ được sạch sẽ.
Khi trẻ bị mọc răng nên ăn gì? Luôn là câu hỏi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ khi bước sang giai đoạn này. Những thực phẩm rau củ, trái cây nhiều chất xơ cùng các loại đạm chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất. Hình thức chung vẫn là cho ăn dưới dạng xay nhuyễn thành cháo dinh dưỡng, bột ăn dặm và sau dần tăng lên thành dạng khối cho trẻ tập nhai tốt hơn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp