Cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ

Tác giả: admin

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp tập cho bé ăn dặm khá mới mẻ với nhiều bậc phụ huynh. Đối với trẻ em ở Nhật, khoảng 6 tháng tuổi các bé đã được tập làm quen với các món ăn dặm đơn giản để bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ.

Vậy bạn biết gì về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật? Ưu điểm của cách ăn dặm này ra sao và cần lưu ý gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Ở nước ta, mọi người thường cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 3, còn ở Nhật Bản, cha mẹ sẽ cho trẻ ăn dặm từ khoảng 100 ngày sau khi trẻ ra đời. Mục đích của phương pháp ăn dặm này là giúp kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ làm quen dần với mùi vị thực phẩm. Nếu như cách ăn dặm truyền thống thường dựa trên tình hình sức khỏe và sự phát triển của trẻ để quyết định số lượng bữa ăn, đa phần sẽ từ 3 bữa đến 5 bữa ăn và kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ thì trái lại, ở Nhật Bản, mẹ chỉ cho trẻ ăn dặm 1 lần vào 1 giờ cố đình trong ngày kết hợp cùng quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi nói đến cách ăn dặm kiểu Nhật, chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:

– Ở những ngày đầu khi mới ăn dặm, chúng ta sẽ nấu cháo thật loãng, sau đó sẽ tăng độ đặc của cháo lên theo sự phát triển của trẻ.

– Chất lượng bữa ăn phải hội tụ 3 nhóm chất chính là tinh bột, chất đạm và vitamin.

– Không sử dụng gia vị trong món ăn vì khi này trẻ mới khoảng 3 tháng tuổi – một độ tuổi còn quá nhỏ, tất cả các bộ phận, cơ quan trong người trẻ còn rất yếu, nhất là hệ tiêu hóa trẻ rất nhạy cảm. Chính vì vậy, nếu chúng ta nêm nếm gia vị quá cay, quá ngọt, hoặc quá mặn đều gây kích ứng dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

– Cho bé ăn theo thời điểm cố định trong ngày.

– Khi bé lớn dần, cha mẹ sẽ tập cho con cách dùng thìa để ăn, cho bé được tự lập, chủ động trong cách ăn uống.

– Trong bữa ăn, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhẹ nhàng, từ tốn, tuyệt đối không la mắng, lớn tiếng làm trẻ sợ hãi mỗi khi ăn.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ có ưu điểm gì?

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật hướng cho trẻ tự dùng thìa ăn
  • Đối với phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống ở nước ta, cha mẹ thường cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày (từ 3 đến 5 bữa), các bữa ăn đôi khi có sự lặp lại thường xuyên sẽ rất dễ gây nhàm chán cho trẻ và dễ làm trẻ biếng ăn. Còn phương pháp áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường chỉ ăn duy nhất 1 bữa trong ngày. Các lần ăn sau sẽ tăng từ trạng thái lỏng sang đặc dần phụ thuộc vào tháng tuổi của trẻ tăng dần.
  • Do yêu cầu đặt ra trong nguyên tắc ăn uống khi cha mẹ cho trẻ ăn là bắt buộc phải ăn từ tốn, nhai kỹ, không vội vàng. Nhờ vậy, phương pháp này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng nhai và giúp thực phẩm được tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn.
  • Nguyên tắc tiếp theo mà người Nhật đặt ra trong khi cha mẹ cho trẻ ăn dặm là dạy cho trẻ cách dùng thìa từ nhỏ, nên trẻ sẽ tự lập trong ăn uống.
  • Thực đơn ăn dặm theo phong cách người Nhật sẽ thay đổi thành phần nguyên liệu món ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau, kích thích vị giác cho trẻ.

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé hiệu quả

Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

Vào thời kỳ này, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa những nhóm chất gồm tinh bột, đạm và vitamin. Cụ thể là những loại thực phẩm sau đây: cháo, bánh mì, bún, lòng đỏ trứng, cá, sữa chua, cải bó xôi, cà chua, bí đỏ

Lưu ý: Tất cả những loại thực phẩm trên phải đảm bảo chín mềm, nhuyễn để không gây tổn thương cho dạ dày trẻ.

Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi

Cha mẹ vẫn cần phải đảm bảo lượng tinh bột chứa trong các loại thực phẩm như trong những tháng trước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể bổ sung thêm ngũ cốc, yến mạch

Bổ sung chất đạm, vitamin có trong gan, gà, đậu, lòng trắng trứng và nấm.

Trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi

Thời kỳ này, chúng ta có thể cho trẻ dùng thêm thịt heo, bò, sò…

Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trẻ đã có thể dùng các món ăn như người lớn, chúng ta có thể tăng số lượng bữa ăn phụ lên để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tham khảo

Ngày 1Ngày 2Ngày 3Ngày 4Ngày 5Ngày 6Ngày 7
Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Ngày 8Ngày 9Ngày 10Ngày 11Ngày 12Ngày 13Ngày 14
Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)
Ngày 15Ngày 16Ngày 17Ngày 18Ngày 19Ngày 20Ngày 21
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng)
  • Khoai tây nghiền (5 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng)
  • Cải bó xôi (5 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (3 muỗng)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Bí đỏ nghiền (1 muỗng)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Bí đỏ nghiền (1 muỗng)
  • Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Bí đỏ nghiền (2 muỗng)
  • Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
Ngày 22Ngày 23Ngày 24Ngày 25Ngày 26Ngày 27Ngày 28
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
  • Bí đỏ nghiền (1 muỗng)
  • Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (3 muỗng)
  • Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng)
  • Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)
  • Cà chua bằm nhuyễn (2 muỗng)
  • Cà rốt nghiền (2 muỗng)
  • Cháo loãng, theo tỉ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)
  • Súp cà chua (2 muỗng)
  • Bắp cải nghiền (1 muỗng)
  • Cơm nát (2 muỗng)
  • Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng)
  • Hành tây (1 muỗng)
  • Cháo cà rốt (6 muỗng nhỏ)
  • Súp rau (5 muỗng nhỏ)

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật có những ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với cách cho bé ăn dặm truyền thống thuần Việt. Phương pháp ăn dặm này giúp trẻ làm quen với nhiều khẩu vị khác nhau của các món ăn, chúng ta có thể linh động thay đổi thực đơn tùy theo quá trình phát triển của trẻ. Điều quan trọng nhất là chúng ta có thể tập cho trẻ có lối sống tự lập từ khi còn nhỏ trong thói quen ăn uống hàng ngày. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc cho trẻ ăn dặm sao cho đạt được mong muốn giúp trẻ phát triển toàn diện

Theo Dinhduong.online tổng hợp