Xây dựng chế độ ăn uống “chuẩn” dựa vào tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Tác giả: Lê Thị Cẩm Hường

tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Khi mang thai có nghĩa là bạn đang ăn cho hai người. Nhưng không vì thế mà tăng gấp đôi lượng ăn hàng ngày. Hãy ăn uống đầy đủ chất theo tiêu chuẩn của tháp dinh dưỡng cho bà bầu theo lời khuyên của các chuyên gia.

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu là gì?

Các chị em phụ nữ khi mang thai thường mách nhau rằng hãy dựa vào tháp dinh dưỡng “chuẩn” khoa học mà xây dựng thực đơn hợp lý. Tuy nhiên còn nhiều người chưa biết về tháp dinh dưỡng này. Đây chính là mô hình tháp dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn cho một chế độ ăn uống đầy đủ chất cho bà bầu.

Nhìn vào tháp, các mẹ bầu có thể biết được mức độ ưu tiên giữa các nhóm thực phẩm. Nhóm thực phẩm càng gần chân tháp càng nên ăn nhiều vì có lợi cho sức khỏe. Nhóm ở đỉnh tháp nên lựa chọn ở một lượng nhất định và cần hạn chế tối đa.

17 loại thực phẩm cần bổ sung trước khi mang thai

5Chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn có biết chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai cũng không kém phần quan trọng. Nếu đang dự định có thai, bạn nên chú ý bổ sung những…

Chế độ ăn uống của bà bầu theo tháp dinh dưỡng

Chúng ta bắt đầu phân tích những nhóm thực phẩm xuất hiện trên tháp dinh dưỡng cho bà bầu theo chiều từ trên xuống dưới.

tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Dựa vào tháp dinh dưỡng, bà bầu cân nhắc và lựa chọn lượng thực phẩm phù hợp

– Ở đỉnh kim tự tháp là sự góp mặt của nhóm chất béo. Mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng quá 25g. Lưu ý, phụ nữ mang thai chỉ nên cung cấp những chất béo lành mạnh.

– Tầng 2 của tháp dinh dưỡng là nhóm các thực phẩm giàu protein (đạm). Và tất nhiên không thể thiếu trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu, đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa để các mẹ bầu lựa chọn. Theo các chuyên gia, mỗi ngày bà bầu cần 100g các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm gia súc khoảng 125g – 200g, các loại đậu là 50g.

– Tầng thứ 3 chính là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào: rau củ và hoa quả. Nhu cầu rau xanh mỗi ngày thai phụ cần cung cấp 400 – 500g, hoa quả 100 – 200g. Trên thực tế có một số mẹ bầu khi “nghén” không ăn được rau mà phải chuyển sang ăn hoa quả. Lâu dần gây nên bệnh tiểu đường và thiếu chất xơ. Do đó, chúng ta không nên ăn hoa quả thay cho rau xanh mà phải lựa chọn cân đối nhé!

– Tầng cuối cùng và cũng là tầng quan trọng của tháp dinh dưỡng cho bà bầu. Nơi này chứa đựng nhóm thực phẩm ngũ cốc. Chúng bao gồm bột mì, lúa mạch, gạo lứt…300 – 500g/ngày là lượng cần thiết đối với nhóm này.

Bà bầu ăn gì để con thông minh và phát triển trí não?

Dẫu biết rằng con có thông minh hay không một phần là do gen di truyền nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều yếu tố khác giúp trẻ tăng chỉ số IQ. Một trong những yếu tố quan trọng đó là nguồn thực…

3 nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu cần biết

1. Bổ sung khoáng chất và vitamin trước khi sinh

Hiện nay tình trạng thiếu chất khi mang thai không phải là hiếm. Thậm chí nó còn xảy ra khá phổ biến. Thời gian gần đây, các trường hợp thai phụ thiếu máu do thiếu chất sắt ngày càng tăng. Bên cạnh đó, canxi, vitamin D, axit folic, vitamin C, E…cũng là những cái tên cần được nhắc đến. Mỗi dưỡng chất đều mang một vai trò nhất định tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, chúng ta cần ưu tiên lựa chọn nguồn thực phẩm dồi dào những vi chất cần thiết. Ngoài ra, bổ sung chất từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng là một trong những cách hay. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các chị em tuyệt đối phải hỏi ý kiến bác sĩ.

2. Tuyệt đối không ăn kiêng

Tăng cân đều chính là biểu hiện tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Thế nhưng rất nhiều bà bầu lo lắng về vấn đề cân nặng. Họ lo ngại cho vóc dáng của mình sau khi sinh. Thế là nhiều người đã chọn cách ăn kiêng. Họ không biết rằng ăn kiêng thiếu chất sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể và sức khỏe thai nhi.

3. Khẩu phần chia thành nhiều bữa nhỏ

tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Khẩu phần chia thành nhiều bữa nhỏ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa hơn

Nguyên tắc này nên áp dụng trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất. Khi đó, một ngày chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ sẽ giúp các mẹ bầu giảm những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng. Hơn nữa các bác sĩ cũng lý giải rằng dạ dày của người mẹ không còn đủ sức chứa cho một lượng lớn thức ăn đưa vào. Bởi nó đang chịu sự chèn ép của tử cung – “ngôi nhà” của thai nhi.

Những thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần chú ý

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu thì còn có những thực phẩm có hại, cụ thể là có những thực phẩm dễ gây sảy thai. Nếu như mẹ bầu không cẩn thận rất dễ dẫn đến kết quả đáng tiếc. Vậy cụ thể…

Qua những nguyên tắc trên cùng những điều đã thể hiện rõ ràng trên tháp dinh dưỡng cho bà bầu, hy vọng rằng các chị em có thể tự cân nhắc và lựa chọn đúng nguồn thực phẩm “lành mạnh” để xây dựng một chế độ ăn uống “chuẩn” giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển.

Theo Dinhduong.online tổng hợp