Theo Đông y, một số thực phẩm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho, làm dịu họng, thông mạch rất hay. Hãy áp dụng cách trị ho hiệu quả ngay tại nhà từ một số mẹo dân gian sau.
Xem nhanh
1. Gừng tươi
Trong gừng có một loại tinh dầu có khả năng chữa ho, cảm lạnh rất hiệu quả. Bí quyết của nhiều gia đình:
– Dùng 1 thìa nước ép từ củ gừng, pha thêm nước ấm và một chút mật ong để dễ uống. Đối với ho do nhiễm lạnh, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần cùng nước ấm sẽ giúp họng thông thoáng, nhanh khỏi ho.
– Dùng trà gừng uống khi ấm sẽ giảm triệu chứng ho, mang lại cảm giác dễ chịu cho cổ họng, không còn đau rát.
2. Củ nghệ tươi
Nghệ tươi được xem là một trong những cách trị ho hiệu quả và đơn giản nhất. Chỉ cần mang củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho người bệnh uống ngày 3 lần cho đến khi cơn ho dứt hẳn.
Mụn thường xuất hiện do tình trạng viêm lỗ chân lông, viêm da tiết nhiều bã nhờn, cùng sự tấn công của bụi bẩn gây bít lỗ chân lông. Từ đó mụn ngày càng xuất hiện nhiều hơn với các biểu hiện mụn bọc, mụn trứng cá cùng những loại…
Xem thệm: Cách dùng nghệ nano Hàn quốc
3. Quả cam
Khi bị ho, cơ thể cần nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Trong số các loại quả, cam chứa khá nhiều vitamin C. Người bệnh có có thể dùng cam vắt lấy nước để uống, bổ sung lượng nước và vitamin ngay trong lúc bệnh.
Hoặc áp dụng cách khác để trị ho: dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò.
Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.
4. Quả quýt
Quýt xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa ho, long đàm, chống viêm. Bởi trong loại quả này chứa nhiều tinh dầu, pectin, đường và các vitamin có lợi.
Mách bạn cách trị ho bằng quýt hiệu quả: Ngâm quýt với muối hoặc quýt chưng cách thủy với đường phèn để nhấm nháp hoặc pha nước uống.
5. Quả lê
Lê có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản… Lấy một quả lê cắt miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
6. Quả dâu tây
Dùng dâu tây ép lấy nước uống để tiêu đờm, mà còn giúp giảm bớt khô ngứa họng. Có thể ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
7. Cách trị ho hiệu quả bằng đu đủ chín
Một quả đu đủ chín cây mang đi gọt bỏ vỏ, cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm hữu hiệu.
8. Chanh đào ngâm mật ong
Nhiều gia đình thường có sẵn một lọ chanh đào ngâm để phòng chữa ho hoặc cảm mạo cho các thành viên. Có nhiều cách để áp dụng trong việc chữa ho từ chanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước).
9. Trị ho với bắp cải
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, trừ đàm thấp, thanh nhiệt, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho do viêm họng và tiêu đờm. Dùng 80-100g cải bắp, 1/2 lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
10. Lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, lá và thân hẹ được dùng để chữa ho, hen suyễn, họng sưng đau. Bạn có thể dùng ngày từ 12-25g lá và thân hẹ tươi, giã nát, vắt lấy nước rồi uống. Hoặc có thể dùng hẹ thái nhỏ, nấu cháo và cho thêm tía tô sẽ giúp giải cảm, một trong những cách trị ho hiệu quả ngay tại nhà.
Khi bé bị ho rất lâu khỏi bởi vì bố mẹ không cho bé ăn kiêng kỵ một số loại thực phẩm. Điều này làm cho cơn ho của bé kéo dài dai dẳng hơn. Vậy khi bé bị ho có nên ăn tôm hay không? Các thực phẩm giúp tái…
Lưu ý, những bài thuốc dân gian từ các thực phẩm quen thuộc trên đây chỉ có tác dụng khi bệnh vừa mới phát. Những trường hợp ho dai dẳng lâu ngày, vi khuẩn đã tấn công đến phổi, phế quản, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để điều trị dùng thuốc phù hợp.
Theo Dinhduong.online tổng hợp