Lưu ý khi ăn khổ qua để đảm bảo sức khỏe

Tác giả: admin

lưu ý khi ăn khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng là loại quả quen thuộc trong các món ăn gia đình Việt Nam. Với nhiều thành phần vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, khổ qua được sử dụng vì mục đích thanh nhiệt, giải mát cho cơ thể. Tuy có vị đắng nhẹ, lạ những khổ qua vẫn là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Ăn khổ qua có chừng mực vẫn có thể đảm bảo an toàn sức khỏe, song nếu ăn quá nhiều khổ qua có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Những lưu ý khi ăn khổ qua sau đây sẽ giúp bạn có thể sử dụng khổ qua đúng cách hơn.

 

Lưu ý khi ăn khổ qua

1. Đặc điểm của khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng, dưa mướp là loại quả được trồng nhiều ở một số nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vẻ bề ngoài của khổ qua có hình trục, nhọn 2 đầu với lớp vỏ ngoài nổi u sần, màu xanh đậm, khi ăn thấy có vị đắng, khi chế biến vị đắng có giảm bớt. Người ta thường dùng khổ qua cho các món ăn như nấu canh, xào, nhồi thịt hấp, ăn sống…

Trong khổ qua có nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh khả năng chữa bệnh thực sự của khổ qua, song người ta tin rằng dùng khổ qua thường xuyên có tác dụng hỗ trợ giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Chất glycoside có trong khổ qua cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị ở người bị tiểu đường, điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các chứng bệnh viêm họng, tiêu chảy, cao huyết áp

Lưu ý khi ăn khổ qua

Tuy là loại quả an toàn, song ở một số người bị huyết áp thấp, người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn khổ qua vì những ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Lưu ý khi ăn khổ qua

Khổ qua có thể gây ra một số nhược điểm cho cơ thể người, ăn khổ qua quá nhiều cũng chưa chắc đã an toàn. Cập nhật những lưu ý sau đây khi ăn khổ qua:

Lưu ý khi ăn khổ qua

Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu ăn khổ qua có thể bị kích thích làm sẩy thai, ra thai non. Thành phần trong khổ qua thường được tận dụng trong điều chế thuốc sẩy thai và điều hòa kinh nguyệt, gây co thắt cổ tử cung, xuất huyết. Do đó ăn khổ qua nhiều sẽ rất dễ gây sẩy thai. Ngoài ra, ăn khổ qua còn khiến thai phụ gặp khó khăn trước khi sinh, gia tăng hormone nguy hiểm có thể trở thành độc tố gây hại cho thai phụ.

– Ăn khổ qua còn tác động đến khả năng sinh sản ở trẻ nhỏ, do sản sinh ra các độc tố gây hại đến đường ruột của trẻ, khiến khó tiêu, đau bụng.

– Người có vấn để về gan nên hạn chế ăn khổ qua do nguy cơ tăng men gan khi ăn nhiều. Enzym gan sẽ tăng nhiều sau khi ăn khổ qua, khiến thay đổi hình dáng tế bào gan. Đối tượng thiếu men G6PD cũng không được ăn khổ qua bởi có thể tác động tế bào gan, thận.

– Không dùng hạt khổ qua bởi trong hạy này có chứa loại chất vicine có thể gây ngộ độc favism (hội chứng tầm đậu) khiến hoa mắt, nhức đầu, đau thắt vùng bụng và hôn mê.

– Mướp đắng trồng ở vùng đất bị nhiễm kim loại nặng có thể gây độc cho cơ thể ngay khi ăn.

– Người có vấn đề về tiêu hóa, dạ dày nên hạn chế ăn khổ qua bởi có thể dẫn đến các tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.

– Khổ qua có thể gây giảm huyết áp đột ngột nếu ăn nhiều, do vậy cần hạn chế ăn khổ qua nếu có tiền sử huyết áp thấp, có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt.

– Không nên ăn khổ qua khi đang đói, đặc biệt là ăn sống. Có thể ăn kèm với cơm hoặc các món ăn khác trong bữa ăn chứ không ăn riêng khổ qua.

– Không ăn quá 2 trái khổ qua mỗi ngày, và quá 4 lần ăn trong tuần.

Khổ qua hay mướp đắng là loại quả quen thuộc trong thực đơn chế biến các món ăn hằng ngày. Loại quả này thường rất dễ tìm ở mọi mùa trong năm, giá thành phải chăng và an toàn. Nhiều người lầm tưởng khổ qua thực sự an toàn, tuy vậy ăn quá nhiều khổ qua thực ra không hề tốt. Lưu ý khi ăn khổ qua đặc biệt là ở người lớn và trẻ nhỏ để bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Theo dinhduong.online tổng hợp