Măng là món ăn ngon nhưng phải biết cách chế biến để hạn chế những nguy cơ gây bệnh. Vậy những lưu ý khi ăn măng để không bị ngộ độc là gì?
- Những lưu ý khi ăn khoai mì để không bị ngộ độc
- Những lưu ý khi ăn ốc mà ai cũng phải biết
- Lưu ý khi ăn cà chua vì những ảnh hưởng nào?
Măng được xem là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe, vậy cụ thể nguy cơ nhiễm độc của măng là gì và khi ăn măng cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo an toàn nhất?
1. Những lưu ý khi ăn măng
Trong thành phần của măng có chứa axit cyanide và loại axit này rất độc hại, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Nếu như không biết cách chế biến sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc cao.
Măng ngâm giấm chưa đủ thời gian đã ăn
Trong một củ măng tươi chứa 230mg cyanide có thể dẫn đến tử vong, nhưng khi luộc lượng cyanide còn lại 160mg/ 1kg, đến khi măng ngâm giấm sẽ giảm còn 9mg trong một kí.
Nhưng muốn muốn lượng cyanide giảm còn 9mg thì bạn phải luộc và ngâm măng với giấm trong nhiều ngày, khi măng chuyển sang màu vàng và có mùi thơm. Nếu như măng ngâm giấm chua chưa đủ thời gian thì liệu lượng cyanide trong măng còn cao dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc cũng tăng cao.
Nếu như muốn giảm lượng cyanide bạn có thể phơi khô hoặc ngâm với giấm chua, nhưng trước khi làm khô và làm chua các bạn đừng quên ngâm với nước muối rồi luộc thật kỹ để loại bỏ bớt độc tố nhé!
Măng phải được nấu chín
Không ít người bị ngộ độc khi ăn măng bởi vì luộc không kỹ. Trước khi ăn các bạn cần phải lưu ý, luộc chín thật kỹ, luộc đi luộc lại nhiều lần, mỗi lần luộc phải thay nước và trong quá trình luộc phải mở nắp vung ra để độc tố bay ra ngoài bớt.
Không được uống nước măng
Nhiều người cho rằng khi uống nước măng sẽ giúp thanh lọc, làm mát cơ thể… nhưng không hề biết chính nước măng tươi có thể dẫn đến ngộ độc nặng và có thể gây tử vong ngay lập tức. Bởi vì lúc này hàm lượng cyanide có trong măng có thể lên đến 230mg trong một kí.
Không nên ăn măng trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai cực kỳ nhạy cảm cho nên mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn măng, nếu như muốn ăn thì phải luộc thật kỹ, luộc đi luộc lại nhiều lần để loại bỏ bớt độc tố có trong măng.
Ngoài ra măng chứa nhiều chất xơ, nếu như ăn quá nhiều sẽ dễ bị no lâu và đầy hơi.
Người bị đau dạ dày không nên ăn măng
Hàm lượng axit cyanide trong măng có thể làm cho tình hình bệnh dạ dày càng thêm trầm trọng hơn. Vậy đối với những người đang bị đau dạ dày hoặc đang uống thuốc liên quan đến dạ dày không nên ăn măng.
2. Những biểu hiện khi ngộ độc
Nếu như sau khi ăn măng và bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu bất thường như sau thì có thể bạn đang có những dấu hiệu bị ngộ độc:
Trường hợp ngộ độc nhẹ
Khi bị ngộ độc ở cấp độ nhẹ bạn sẽ có những dấu hiệu như sau: đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, hồi hộp, lo âu, buồn nôn, kích thích niêm mạc hô hấp…
Trường hợp bị ngộ độc nặng
Khi bị ngộ độc nặng sẽ có những biểu hiệu nguy kịch hơn: suy hô hấp, giãn đồng tử, cứng hàm, co giật, tím tái, hôn mê, nặng hơn có thể dẫn đến ngưng thở, rối loạn nhịp tim…
Trên đây là những lưu ý khi ăn măng, các bạn cần chú ý để không bị ngộ độc, chỉ cần chế biến đúng cách thì có thể yên tâm sử dụng. Khi có những dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn măng thì nhất định không được chủ quan, phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và kịp thời cứu chữa, vì để càng lâu thì nguy cơ tử vong càng lớn.
Theo dinhduong.online tổng hợp