Dứa là loại trái cây quen thuộc và thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Trong dứa có chứa rất nhiều loại vitamin, chất xơ và khoáng chất có ích cho cơ thể, đặc biệt vitamin C có trong dứa cũng giúp tăng sức đề kháng tốt hơn. Tuy vậy do có chứa một lượng lớn axit và vị chua mạnh, khi ăn dứa lúc đói sẽ gây ra tình trạng đau rát, cồn cào trong ruột. Cập nhật những lưu ý khi ăn dứa để giảm thiểu những tác động không tốt đến sức khỏe ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
1. Thành phần có trong dứa
Dứa cung cấp một lượng lớn vitamin C bởi vị chua đặc trưng, loại trái này cung cấp khá nhiều khoáng chất như canxi, kali, folate và vitamin B1. Được biết dứa cung cấp khá ít protein và chất béo, ít calo và hạn chế sản sinh cholesterol trong máu. Ngoài ra, bởi trong dứa có chứa một loại enzyme bromelanin có khả năng phân hủy protein nhanh hơn thông thường, do vậy dứa thường được chế biến trong các món đạm như bò, cá, vịt, ngan… để thịt nhanh mềm, có mùi và hương vị đặc trưng hơn.
2. Tác dụng khi ăn dứa
Dứa là loại trái cây tốt cho sức khỏe, mang lợi nhiều lợi ích như:
– Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Dứa cung cấp đến 50% vitamin C cơ thể cần nạp hằng ngày. Bên cạnh đó, lượng C lớn từ dứa cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ các tế bào gốc bị oxy hóa, hạn chế gây ra các chứng bệnh về tim mạch và xương khớp.
– Cải thiện tình trạng của xương
Trong dứa có chứa hàm lượng mangan có thể hỗ trợ thúc đẩy xương phát triển mạnh mẽ hơn. Chất này cũng giúp ngăn loãng xương ở nữ giới tuổi trung niên hiệu quả.
– Tăng thị lực cho mắt
Ăn dứa cũng giúp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thoái hóa điểm vàng ở mắt, hạn chế viễn thị và lão hóa võng mạc ở người cao tuổi.
– Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Dứa cung cấp nhiều chất xơ giúp các tế bào trong đường ruột phát triển, thúc đẩy khả năng tiêu hóa tốt hơn. Lượng bromelain và enzyme trong dứa cũng giúp phân hủy protein nhanh hơn, hạn chế gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy…
– Kháng viêm, giảm đông máu
Chất bromelanin trong dứa còn giúp hỗ trợ kháng viêm khi có vết thương, giảm tốc độ tăng trưởng của khối u. Ở những người có biểu hiện đông máu nhanh, có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu nhanh hơn thông thường.
3. Lưu ý khi ăn dứa
Tuy vậy bởi hàm lượng axit cao trong dứa, người ta khuyến cáo không nên ăn dứa quá nhiều, đặc biệt ở người bị đau dạ dày. Những lưu ý khi ăn dứa sau đây bạn cần quan tâm:
– Dứa có thể làm tăng lượng đường trong máu bởi lượng carbohydrate cao, không an toàn cho người bị tiểu đường.
– Có thể gây hại cho răng nếu ăn quá nhiều bởi tính axit cao của dứa có thể tác động đến men răng, gây sâu răng nhanh chóng. Do vậy ở những người có chân răng yếu thường than phiền ăn dứa xong sẽ cảm thấy đau răng, ê răng giống như khi ăn đồ quá nóng hoặc lạnh.
– Dứa gây dị ứng ở một số người, với những biểu hiện sưng môi, má, lưỡi, thậm chí phát ban, nổi mề đay, khó thở. Men phân giải protein sẽ tăng khả năng thẩm thấu niêm mạch dạ dày đến đến sản sinh ra protein dị tính, thấm vào dịch máu gây ra các triệu chứng dị ứng.
– Khi sử dụng một số loại thuốc cần hạn chế ăn dứa. Do trong dứa, chất bromelain có thể gây ra tương tác với một số thành phần có trong thuốc đang sử dụng. Đặc biệt hạn chế ăn dứa khi đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, co giật, trầm cảm và điều trị mất ngủ.
– Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dứa bởi liều lượng bromelanin có thể khiến kích thích co thắt tử cung, khiến thai phụ giai đoạn đầu có thể sảy thai.
– Người đang mắc các chứng bệnh về dạ dày, có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn dứa nhiều. -Dứa khi dập có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, theo đó vào cơ thể người gây ra các chứng bệnh viêm nhiễm, sán khuẩn, gây ngộ độc.
Dứa là loại quả tốt cho sức khỏe nếu dùng ở liều lượng nhất định. Cần hết sức lưu ý khi ăn dứa, đặc biệt là khi cho trẻ nhỏ ăn dứa để phòng tránh nguy cơ xảy ra dị ứng ở trẻ. Người bị tiểu đường và các chứng bệnh về dạ dày cũng nên hạn chế, hoặc tránh ăn dứa để ngăn không để bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Luôn chọn dứa sạch, còn mới, không bị dập để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Theo dinhduong.online tổng hợp