Sau những giai đoạn uống sữa mẹ, uống sữa công thức, bé sẽ bước sang giai đoạn tập làm quen với ăn dặm trước khi cai sữa hoàn toàn. Thời điểm được cho là tốt nhất để trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi, khi một số răng sữa đã mọc giúp bé có thể hấp thu các loại thực phẩm khác nhau.
Một số trẻ có thể ăn dặm muộn hơn 6 tháng tuổi do có thể trạng khác biệt hơn. Trong quá trình thực hiện ăn dặm cho bé, mẹ cần hết sức lưu ý để đảm bảo những vấn đề an toàn thực phẩm, tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ. Mẹ cần lưu ý khi ăn dặm cho bé với những tiêu chí sau đây.
Xem nhanh
1. Thời điểm trẻ ăn dặm
Như đã nêu, không phải thời điểm trẻ sơ sinh nào cũng có thể bắt đầu ăn dặm ngay từ tháng thứ 4, thứ 5 tuổi đời. Nhiều trẻ có thể ăn dặm muộn hơn do đặc điểm cơ thể và khả năng thích nghi của trẻ khi chuyển tiếp từ sữa mẹ sang nguồn thực phẩm mới.
Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu muốn ăn dặm của trẻ, hoặc thử cho trẻ nếm một số món ăn dặm được khuyến cáo là nên áp dụng cho trẻ khi mới ăn dặm để xem phản ứng của trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ thực sự muốn ăn và đã thích nghi được điều này, ép trẻ ăn sớm hơn có thể gây ra những tình trạng sợ hãi thức ăn mới, khiến trẻ lười ăn hơn. Thời gian tốt nhất cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi, bước sang giai đoạn này trẻ đã hoàn toàn muốn ăn dặm mà không cần thúc ép.
– Những dấu hiệu cho biết trẻ muốn ăn dặm
- Khi đã bú no nhưng vẫn muốn bú thêm, cho thấy sức ăn của trẻ đã tăng.
- Thường không cảm thấy đủ no sau mỗi lần bú nên hay mút tay, hoặc la khóc, cáu kỉnh.
- Giữa đêm hay dậy đòi bú.
- Hứng thú khi thấy người lớn ăn, muốn đưa tay ra ăn thức ăn mà người lớn đang cầm.
2. Chọn món ăn dặm phù hợp với trẻ
Ở giai đoạn đầu khi mới bước vào ăn dặm, những món cháo dinh dưỡng, súp rau củ tuy rất thơm ngon nhưng có thể không phù hợp với trẻ bởi vị lạ. Nên cho trẻ ăn những món ăn dặm có mùi vị tương đương với sữa mẹ, mùi sữa thoảng thoảng… Có rất nhiều sản phẩm ăn dặm, bột ăn dặm an toàn có hương vị này để bạn có thể chọn lựa cho trẻ ăn trong giai đoạn đầu.
Sau dần khi trẻ bắt đầu có những hứng thú với hương vị mới, khứu giác cũng đã phát triển hơn thì có thể chuyển sang giai đoạn ăn dặm cao hơn.
3. Chọn lựa thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng
Luôn lưu ý chọn thực phẩm chế biến món ăn dặm cho trẻ đảm bảo dinh dưỡng, đủ chất để trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong thời gian ăn dặm vẫn nên liên tục cho bú sữa mẹ, ít nhất cho đến hơn 1 tuổi cũng như cho trẻ uống thêm sữa công thức nhưng không quá nhiều, để trẻ có thể tăng khả năng thích nghi với món ăn dặm hơn.
Đảm bảo cung cấp thực phẩm ăn dặm với 3 nhóm dinh dưỡng chính:
– Nhóm cung cấp protein: Thông qua các loại đạm có trong thịt, cá, trứng gà. Cũng như protein thực vật ở trong các loại đậu.
– Nhóm cung cấp chất béo an toàn: Cho trẻ ăn món ăn dặm có thêm các loại dầu thực vật an toàn như dầu đậu nành, dầu gấc, cũng như thêm chút mỡ động vật. Chất béo chỉ nên cho một lượng hạn chế không quá nhiều. Dầu gấc không nên cho ăn quá 2 lần/tuần bởi có thể khiến trẻ vàng da do thừa tiền vitamin A.
– Nhóm cung cấp chất xơ, vitamin: Có trong các loại rau củ, trái cây. Có thể dùng bằng việc xay cùng cháo, làm súp hoặc làm nước ép cho trẻ uống. Những loại chất xơ này sẽ giúp trẻ ngăn ngừa các chứng bệnh táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn béo phì.
4. Học cách cho bé ăn dặm hiệu quả
Lưu ý khi ăn dặm cho trẻ với những phương pháp cho ăn phù hợp. Không phải những hành vi đút, đưa thẳng miệng hoặc đe dọa sẽ khiến trẻ lo sợ và ăn nhiều hơn. Cần học cách thu hút trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ khi ăn:
– Chọn lựa ăn dặm dạng rắn với những món mềm, dễ cắn, cho trẻ tự nhâm nhi mà không cần người lớn đút. Các loại rau củ được luộc mềm, tôm lột vỏ chính là thực phẩm hữu hiệu nhất cho giải pháp này.
– Thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, giúp trẻ làm quen được với nhiều hương vị mới, tăng khả năng thích nghi dinh dưỡng.
– Bồi dưỡng trẻ còi xương, suy dinh dưỡng với những món ăn giàu đạm, nhiều chất bổ.
– Đảm bảo món ăn dặm chế biến an toàn, hợp vệ sinh, không gây dị ứng, ngộ độc cho trẻ.
– Thu hút trẻ ăn một cách tự nhiên, không thúc ép. Tạo thói quen ăn dặm nghiêm túc ở trẻ.
Lưu ý khi ăn dặm ở trẻ sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức cần thiết cho việc ăn dặm của trẻ dễ dàng hơn. Cần giúp trẻ có thể tự làm quen với chế độ ăn uống mới một cách tự nhiên, không thúc ép để giúp trẻ yêu thích các bữa ăn hằng ngày hơn, hạn chế tình trạng lười ăn, gây còi xương, suy dinh dưỡng sớm ở trẻ.
Theo dinhduong.online tổng hợp