Các bậc phụ huynh thường hay quan tâm đến chế độ ăn cho trẻ 2 tuổi sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng có kinh nghiệm chăm sóc con trẻ, nhất là những người lần đầu làm cha, làm mẹ. Vậy khi bé được 2 tuổi, mẹ cần lưu ý gì về chế độ ăn của bé? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem nhanh
Số lượng bữa ăn
Phụ huynh cần chắc chắn cung cấp cho trẻ đủ 3 bữa ăn chính. Đây là những bữa ăn vô cùng quan trọng, dinh dưỡng cho bé trong những bữa ăn này sẽ quyết định trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Thường thì 3 bữa ăn chính sẽ gồm có 2 bữa cơm nát và 1 bữa cháo. Ngoài 3 bữa ăn chính, tùy vào sức khỏe cũng như tình hình phát triển của trẻ, cha mẹ sẽ bổ sung thêm các bữa ăn phụ một cách hợp lý. Trong những bữa ăn phụ này, chúng ta sẽ cho trẻ dùng các món như sữa chua, sữa tươi, trái cây, chè, sinh tố…
Lưu ý: Do trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa hoạt động còn non yếu và dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus từ thực phẩm. Vì vậy, các bạn cần phải đảm bảo thực phẩm cho trẻ dùng cần tuyệt đối hợp vệ sinh, hạn chế mua thức ăn chế biến sẵn. Cách tốt nhất là chúng ta hãy tự mua thực phẩm về và chế biến trực tiếp cho trẻ dùng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tất cả các yếu tố có khả năng gây hại cho sức khỏe của trẻ. Thực phẩm cho trẻ dùng phải mềm, không nên quá thô, cứng sẽ dễ gây hại cho khoang miệng, gây khó khó khăn cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết sẽ gặp nhiều áp lực hơn.
Khi bé bước sang 24 tháng tuổi, bé bắt đầu hiếu động hơn và đôi khi ăn uống thất thường, không đoán trước được. Các bậc cha mẹ hãy trang bị thêm những lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi dưới đây nhé! Xây dựng tháp dinh dưỡng cho bé Chế…
Tập cho trẻ ăn cơm
Đối với chế độ ăn cho bé khi được 2 tuổi, chúng ta đã có thể tập dần cho trẻ ăn cơm nhằm giúp trẻ no lâu hơn, phát triển tốt hơn nhờ vào thành phần tinh bột dồi dào trong cơm. Nhưng cha mẹ cũng phải chú ý là khi nấu cơm, gạo phải được vo sạch, nấu chín nhừ (nên dùng nồi riêng nấu cơm cho trẻ), vì nếu các bạn không đảm bảo cơm chín sẽ dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày trẻ. Khi cho trẻ ăn, phụ huynh cần phải kiên trì cho trẻ dùng từng thìa nhỏ, cho trẻ ăn từ tốn, chậm rãi, phải tạo không khí vui tươi, giúp trẻ thật thoải mái khi ăn cơm. Nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm là hay ép thúc con trẻ ăn nhanh sẽ dễ làm trẻ sợ hãi và có thể gây nôn cơm kèm thực phẩm ra ngoài do trẻ chưa được nhai kỹ.
Lưu ý: Chúng ta nên nấu cơm theo từng bữa ăn cho trẻ với số lượng vừa đủ dùng, tránh cho trẻ ăn lại phần cơm dư đó vào buổi tiếp theo. Nguyên nhân là do bụng trẻ còn yếu, nhạy cảm và dễ chịu các tác động xấu nếu thực phẩm, cơm đã bị ôi thiu.
Đảm bảo cung cấp sữa cho trẻ
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng dồi dào và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài sữa ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ dùng sữa chua, phô mai… Thành phần trong sữa chứa lượng lớn canxi, protein, chất béo, vitamin B2, B12, vitamin A và cùng nhiều dưỡng chất khác rất phù hợp cho trẻ. Khi trẻ được uống sữa đầy đủ hàng ngày, sẽ giúp trẻ phát triển xương dẻo dai, phát triển răng chắc khỏe, tốt cho thị lực, kích thích trẻ tiêu hóa hiệu quả, giúp trẻ ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, nếu trẻ ngay từ nhỏ đã không được cho bú đầy đủ, kết hợp thêm nguồn sữa từ bên ngoài không đủ số lượng thì rất dễ làm trẻ chậm phát triển, sức đề kháng kém, trẻ dễ mắc bệnh, tư duy kém…
Thực phẩm đa dạng
Ngoài thành phần chính trong chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi là cơm, chúng ta cần tạo sự đa dạng trong các món ăn kèm theo như tôm, cá, lươn, thịt heo, gà, hải sản, trứng… Tất cả các loại thực phẩm này phải được chế biến kỹ lưỡng, hợp vệ sinh, nấu chín, mềm giúp trẻ dễ ăn, cơ thể dễ hấp thụ. Các bạn có thể thay đổi phương pháp chế biến như hấp, luộc, xào, kho… nhằm giúp trẻ tránh được cảm giác nhàm chán với món ăn, kích thích vị giác và tạo sự thèm ăn cho trẻ. Cần phải chắc chắn cung cấp đủ số lượng chất xơ có trong rau xanh vì đây là nhóm chất hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, bài tiết dễ dàng. Ngoài ra, cũng cần phải cho trẻ uống nước lọc nhiều, có thể thay bằng nước ép trái cây để làm mát cơ thể trẻ, tránh tạo cảm giác mệt mỏi, khó chịu ở trẻ.
Lưu ý: Nếu trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì cha mẹ cần tuyệt đối không dùng vào các bữa ăn để hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hi vọng bài viết này đã giúp các bậc che mẹ có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc chế độ ăn bé 2 tuổi hiệu quả.
Theo Dinhduong.online tổng hợp