Chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng

Tác giả: admin

chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng

Cha mẹ thường quan tâm đến chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Bởi vì vào thời kỳ này, nguồn sữa mẹ sẽ chưa đủ đáp ứng năng lượng giúp trẻ hoạt động hiệu quả. Vậy khi trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng
Trẻ ăn dặm giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển

Thời điểm phù hợp nhất cho trẻ ăn dặm là khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, ngoài nguồn sữa mẹ là chủ yếu, chúng ta sẽ cho trẻ ăn thêm bột gạo, cháo xay thịt… Do nhu cầu nguồn năng lượng trẻ cần vượt hơn khả năng đáp ứng dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Chính vì vậy, nếu chúng ta không tiến hành cho trẻ ăn dặm sẽ dễ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, đây là cũng là nguyên nhân chính làm trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển cân nặng, chiều cao, trí tuệ…

Bên cạnh đó, nếu trẻ không được cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng từ thức ăn dặm sẽ dễ làm trẻ thiếu chất sắt, vì trong sữa mẹ đã không còn đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết cho trẻ. Điều này sẽ gây tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Trường hợp nếu trẻ không tăng cân từ trước tháng thứ 6, trẻ có dấu hiệu chậm phát triển thì chúng ta có thể cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 4, thứ 5 theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm như thế nào?

chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng
Cần cho trẻ ăn dặm từ một lượng nhỏ cháo bột, sau đó sẽ tăng dần

Trong suốt giai đoạn cha mẹ cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần hết sức lưu ý là chúng ta vẫn phải đảm bảo cung cấp nguồn sữa mẹ đầy đủ cho trẻ. Nếu thiếu một trong hai nguồn dinh dưỡng này nếu gây tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Những ngày đầu khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, phụ huynh sẽ làm quen cho trẻ dần dần bằng 1 hoặc 2 chén bột cháo rồi tăng dần lên 3 hoặc 4 chén ở thời kỳ sau. Chúng ta nên cho trẻ ăn dặm với bột cháo trắng (không kèm thực phẩm) ở những bữa đầu, sau khi trẻ đã quen, các bạn sẽ kết hợp thêm ít thịt xay nhuyễn, rau, củ, quả… nhằm giúp trẻ nhận được nhiều nguồn dinh dưỡng khác.

Lưu ý: Khi thấy con em mình chậm phát triển, cha mẹ thường có tâm lý lo lắng, dễ bị tác động theo ý kiến của người khác. Các bạn tuyệt đối không được dùng thuốc hay bất cứ loại thực phẩm chức năng nào khác cho trẻ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì có thể những thành phần phụ trong những sản phẩm đó sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm, chúng ta nên nhẹ nhàng cho trẻ ăn, tránh lớn tiếng hay cưỡng ép trẻ sẽ gây phản tác dụng, thậm chí làm trẻ sợ hãi chính món ăn đó và làm trẻ biếng ăn ở những lần sau.

Cho bé ăn cháo dinh dưỡng có tốt và an toàn không?

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian nhiều bố mẹ lựa chọn cho con ăn dặm với cháo dinh dưỡng bán sẵn. Tuy nhiên, liệu cho bé ăn cháo dinh dưỡng có tốt không và cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp…

Nhóm chất cần đảm bảo cho chế độ ăn dặm

Chất đạm

Chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ, đây chính là yếu tố cần thiết cho sự chuyển hóa của nhiều chất dinh dưỡng khác, nhất là vitamin và chất khoáng trong cơ thể trẻ. Đồng thời, chất đạm còn là yếu tố có liên quan đến các chức năng của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, sinh dục…; giúp bảo vệ cơ thể, kích thích sự thèm ăn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú trọng tăng cường sử dụng nhóm chất này vào bữa ăn dặm nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất. Các loại chất đạm thường được nhiều bậc cha mẹ ưa chuộng trong các bữa ăn dặm như thịt nạc, trứng, tôm, cá…

Chất bột đường

Có trong gạo tẻ, chúng ta không nên trộn cùng gạo nếp, hạt sen, ý dĩ, đậu xanh vì dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Khi trẻ trên 1 tuổi, chúng ta có thể làm phong phú thực đơn ăn dặm của trẻ bằng sự kết hợp nhiều loại thực phẩm khác hay áp dụng các phương pháp chế biến khác nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng và tránh gây nhàm chán.

Chất béo

Chúng ta sẽ dụng chất béo có trong mỡ động vật và trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu olive, dầu cá hồi… Tuy nhiên, cha mẹ cần kiểm soát lượng chất béo có nguồn gốc từ động vật khi cho trẻ dùng vì loại chất béo này thường là loại chất béo no, dễ gây nguy cơ béo phì, mắc các bệnh về tim mạch

Chất xơ và vitamin

Nhóm chất này thường phù hợp cho trẻ bị hiện tượng táo bón, béo phì vì chúng chứa rất ít năng lượng. Các bạn chỉ sử dụng khoảng 1 thìa rau nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm, sau khi trẻ quen dần, chúng ta sẽ tăng số lượng lên theo sự phát triển của trẻ.

Lưu ý chung: Dù là chọn thực phẩm nào cho chế độ ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi, phụ huynh cũng phải đảm bảo thực phẩm đó phải đảm bảo nguồn gốc, chất lượng tốt, chế biến sạch sẽ, nấu chín, mềm để trẻ có thể hấp thụ tốt và tránh được các tác nhân gây hại cho sức khỏe của trẻ. Không nên tẩm ướp gia vị quá cay, mặn sẽ làm trẻ khó ăn, thậm chí thực phẩm quá cay còn có khả năng gây tổn hại cho dạ dày trẻ.

Chúc các bạn chăm con tốt, các bé yêu khỏe mạnh nhé!

Cách kết hợp thực phẩm cho bé ăn dặm

Khi mà sữa mẹ - nguồn thức ăn duy nhất cho bé trong 6 tháng qua không còn đủ nữa, bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác để phục vụ cho sự phát triển trong giai đoạn mới này. Khi bé còn ở…

Theo Dinhduong.online tổng hợp