Thực đơn dinh dưỡng bé 4 tháng tuổi: sữa và bột ăn dặm cho bé

Tác giả: admin

4 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu phát triển nhanh chóng. Bé biết phản xạ cầm nắm và linh động hơn. Tuy nhiên các mẹ cũng khá khó khăn trong việc xây dựng dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Ngoài sữa mẹ, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề cho bé ăn dặm

Sữa mẹ

thuc-don-dinh-duong-be-4-thang-tuoi-sua-va-bot-an-dam-cho-be-1

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng đồng hành cùng bé trong suốt 18 tháng đầu. Vì vậy, sữa mẹ luôn chiếm phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng bé 4 tháng tuổi. Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng, được ví như máu. Trong 1ml sữa có chứa khoảng 4.000 tế bào sống. Đây cũng là nguồn tập hợp phong phú các hooc-môn và nhiều yếu tố tăng trưởng. Sữa mẹ cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe của bé. Theo các nghiên cứu, trong sữa mẹ có ít nhất 60 loại enzym và các dưỡng chất thiết yếu mà không có bất kỳ loại sữa nào thay thế được.

Casein. Đây là một chất đạm đặc biệt chống lại bệnh tiêu chảy ở bé. Nhờ có chất này trong sữa mẹ mà bé có sức đề kháng phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp và các bệnh dị ứng với tác nhân môi trường bên ngoài.

Lactose. Đây là một dưỡng chất khá quan trọng. Nếu bé không được cung cấp lactose từ mẹ, bé sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, lactose còn hỗ trợ cơ thể bé hấp thu chất sắt.

SắtNếu thiếu khoáng chất này, trí não của bé sẽ chậm phát triển và kém thông minh. Ngoài ra chất sắt còn giữ vai trò quan trọng trong máu nuôi cơ thể. Bất kỳ loại sữa nào cũng chứa nhiều hàm lượng sắt. Tuy nhiên chất sắt từ sữa mẹ vẫn là nguồn tuyệt vời nhất, bé sẽ thu nhận nhanh hơn.

DHA. Sữa mẹ tổng hợp lượng DHA tự nhiên và tốt nhất cho bé. Chất này rất cần cho sự phát triển của trí não và mắt của bé.

Thực phẩm ăn dặm cần thiết cho bé

thuc-don-dinh-duong-be-4-thang-tuoi-sua-va-bot-an-dam-cho-be-2

4 tháng tuổi cũng là thời điểm bé có thể tập làm quen với món ăn dặm. Tuy nhiên nên cho bé ăn từ dạng lỏng trước, với số lượng ít. Trong chế độ dinh dưỡng bé 4 tháng tuổi hàng ngày, mẹ nên cho bé ăn 1 cữ ăn dặm. 1 chén bột được khuấy lỏng sẽ rất tốt cho bé. Sau vài ngày khi hệ tiêu hóa của bé đã dần quen với nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài, bạn có thể khuấy bột đặc dần và tăng số cữ ăn.

Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, bạn có thể chế biến các món ăn dặm khác từ thịt, trứng, rau. Nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm sau: tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu), dầu mỡ và các loại rau (mỗi phân bột bạn cần 2 – 3 muỗng canh rau).

Theo Dinhduong.online tổng hợp