Các bệnh phụ khoa ở nữ cần đặc biệt chú ý

Tác giả: admin

Bệnh phụ khoa ở nữ là những bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của nữ giới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung,…Bệnh khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Đừng bỏ qua một số bệnh phụ khoa thường gặp để nhận biết kịp thời và có cách điều trị phù hợp nhé.

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo hay còn gọi là nhiễm trùng âm đạo, là bệnh lý viêm nhiễm ở âm đạo người nữ giới. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân

  • Mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng nấm men.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh.
  • Dị ứng với các sản phẩm có chứa chất hóa học.

Dấu hiệu nhận biết

  • Ngứa, rát hoặc đau nhức bên trong và bên ngoài âm đạo.
  • Dịch âm đạo tiết bất thường.
  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Các loại viêm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Cơ thể tiết ra dịch âm đạo màu trắng xám và có mùi khó chịu

Viêm âm đạo do nấm men: Bệnh này do nấm men Candida albicans gây ra. Dịch âm đạo có màu trắng đục và đặc.

Viêm âm đạo do Trichomonas: Dịch âm đạo thường có màu vàng lục, lỏng, đôi khi có bọt và mùi khó chịu.

Cách điều trị

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như nystatin, clotrimazole hoặc miconazole.

benh phu khoa o nu

Bệnh phụ khoa trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ

2. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của nữ giới. Đây là căn bệnh thường gặp và xảy ra khi vi khuẩn từ âm đạo và cổ tử cung di chuyển vào tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Các vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Nguyên nhân

  • Quan hệ không an toàn với những người mắc bệnh lây qua đường tình dục.
  • Có thai ngoài tử cung.
  • Phá thai.
  • Đặt vòng tránh thai.

Triệu chứng

Cách điều trị

Bạn nên gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là các khối mụn thịt mọc bất thường từ cơ tử cung, có thể nằm dưới thanh mạc, niêm mạc tử cung, trong lớp cơ tử cung, thậm chí bên ngoài tử cung,… Bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ sinh nở, mang thai hoặc mãn kinh.

Nguyên nhân

Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng gây bệnh. Nhưng có một số tác nhân có thể gây bệnh là di truyền, thay đổi hormone, béo phì, dậy thì sớm và thiếu Vitamin D.

Khi bị béo phì nên ăn gì để giảm cân?

Tình trạng béo phì đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn do những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học, cũng như các thói quen lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao. Quá trình giảm cân ở người béo phì cũng khó khăn hơn…

Triệu chứng

  • Kinh nguyệt ra nhiều và không đều.
  • Đau bụng kinh, bụng dưới hoặc đau vùng chậu.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Bí tiểu.
  • Sờ thấy khối u ở bụng dưới.

Cách điều trị

Tùy vào tình trạng và độ tuổi của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chữa bệnh.

Đau bụng dưới bên phải do viêm ruột thừa?

Buồn nôn liên tục, tiêu chảy kèm theo đau bụng dưới bên phải, nhiều người cứ tưởng đó là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và mua thuốc về uống. Đến khi bệnh trở nặng hơn, nhập viện mới phát hiện ruột thừa bị vỡ và gây nhiễm trùng…

4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung hay màng trong tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ. Bệnh có thể gây ra vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn.

>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm dễ thụ thai cho các cặp vợ chồng 

Nguyên nhân

  • Rối loạn hormone, kinh nguyệt.
  • Di truyền.
  • Hệ miễn dịch yếu.

Triệu chứng

  • Đau và mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
  • Kinh nguyệt ra nhiều.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.

Cách điều trị

Bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc giảm đau, dùng liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung tùy trường hợp.

benh phu khoa

Khi có những triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

5. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là những túi chứa chất lỏng phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.

Nguyên nhân

  • Dùng quá nhiều thuốc tránh thai.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hormon như các loại thịt, trứng và sữa có thêm hormone tăng trưởng.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ít thực phẩm từ tự nhiên như rau củ quả tươi xanh.
  • Stress hoặc béo phì.
  • Gan bị nhiễm độc hoặc do làm việc quá sức.

U nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau và 90% là các khối u lành tính (ít gây ung thư) và 10% phát triển thành ác tính. Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ phát triển thành ung thư cao hơn so với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Các khối u tiến triển âm thầm với triệu chứng mơ hồ, không gây ra triệu chứng bất thường nào hoặc đôi khi vô hại và tự biến mất sau vài ngày. Dưới đây là 1 số triệu chứng thường gặp nhất.

>> Xem thêm: Làm thế nào chọn được thực phẩm làm dịu căng thẳng hiệu quả 

Triệu chứng

  • Đau tức bụng dưới, đầy hơi, buồn nôn
  • Đau vùng chậu, thắt lưng, đùi
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Kinh nguyệt bất thường
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân

Cách điều trị

Tùy vào loại u nang, có thể không cần điều trị, nó sẽ tự khỏi hoặc phải phẫu thuật cắt bỏ khối u theo chỉ định của bác sĩ.

Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân dành cho các bạn gái

Ăn vặt là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, thừa cân của chị em phụ nữ. Nhưng đừng lo, thay vì bỏ hẳn thói quen này thì chúng mình có thể học những cách ăn vặt thông minh để tránh tăng cân mà vẫn thỏa…

6. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tổn thương lành tính ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung phát triển và xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung. Bệnh nhân viêm lộ tuyến thường có biểu hiện như tăng tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, có nhiều khí hư,… dễ dẫn đến viêm nhiễm.

>> Xem thêm: Thực phẩm bổ âm, cải thiện chứng âm hư hiệu quả 

Nguyên nhân

  • Bệnh lậu, Herpes sinh dục, mất cân bằng vi khuẩn hay hormone, kích ứng với băng vệ sinh hoặc bao cao su…
  • Ngoài ra có một số phụ nữ bị lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh.
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc bị lộ tuyến trong thời kỳ mang thai.

Bệnh ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện bệnh sau khi đi khám phụ khoa.

Triệu chứng thường gặp

  • Khí hư màu vàng hoặc xám nhạt.
  • Sốt, đau bụng.
  • Đau khi quan hệ tình dục, âm đạo bị xuất huyết bất thường sau quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh…

Cách điều trị

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có nhiều cấp độ, tùy vào từng cấp độ sẽ có cách điều trị phù hợp. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

7. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi), người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.

Nguyên nhân

Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ nhiễm Human Papillomavirus (HPV). HPV là một nhóm hơn 200 virus liên quan, một phần trong số đó lan truyền qua đường sinh dục. HPV được phân loại thành 2 loại là HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Trong đó HPV16 và HPV18 đã được xác định là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như:

  • Hút thuốc lá
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sinh con khi còn quá trẻ (dưới 17 tuổi)
  • Vệ sinh không đúng cách
  • Suy giảm miễn dịch

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng gì khiến người bệnh chủ quan.

Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng hơn, gây hạn chế trong việc chữa trị. Một số dấu hiệu như sau:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường và có mùi khó chịu.
  • Chảy máu bất thường sau khi quan hệ, giữa các kì kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh.
  • Đau vùng chậu
  • Tăng số lần đi tiểu và đau rát khi đi.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

>> Xem thêm: 14 bệnh phụ khoa ở nữ giới thường gặp và dấu hiệu nhận biết 

Cách điều trị

Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Qua bài viết trên có thể thấy rằng bệnh phụ khoa ở nữ có thể gây nên nhiều bất tiện, đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống tinh thần của nữ giới. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm để kiểm tra, phát hiện và chữa trị bệnh sớm.

Nguồn

https://careplusvn.com/vi/nhung-benh-phu-khoa-thuong-gap-va-cach-phong-tranh