Trong việc chế biến và kết hợp các món ăn, thức uống hằng ngày, hầu hết ta đều kết hợp một số loại thực phẩm với nhau như những công thức giúp món ăn ngon hơn. Một số loại thực phẩm khi kết hợp không chỉ gia tăng hương vị, mà còn giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết. Tuy vậy lại có một số thực phẩm kỵ nhau, khi kết hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc làm giảm công dụng của nhau mà ta không hề biết.
Xem nhanh
- 1. Mật ong và bột sắn dây
- 2. Thịt chó và nước trà
- 3. Hải sản và hoa quả
- 4. Thịt gà và rau kinh giới
- 5. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho
- 6. Thịt dê và giấm
- 7. Sữa đậu nành và đường đen
- 8. Củ cải trắng và mộc nhĩ
- 9. Gan động vật với rau củ có nhiều vitamin C
- 10. Hải sản có lớp vỏ ngoài như nghêu, sò, ốc, hến, tôm cua… và vitamin C
- 11. Hồng và khoai lang
- 12. Đậu hũ và hành
- 13. Hành tây và mật ong
1. Mật ong và bột sắn dây
Bột sắn dây tính mát và có tác dụng giải nhiệt, trong khi mật ong tính bình, khi kết hợp có thể gây tử vong do tương khắc.
2. Thịt chó và nước trà
Người Việt Nam thường có thói quen uống trà, và sở thích ăn thịt chó gây tranh cãi. Tuy vậy không nên ăn và uống 2 thứ này gần thời gian với nhau. Thịt chó chứa lượng đạm lớn, trong khi axit tannic trong lá trà có thể gây ra tannalbin cản trở độc tố trong cơ thể ra ngoài, gây ra táo bón. Độc tố bám trong đường ruột lâu ngày còn gây ung thư đường ruột.
3. Hải sản và hoa quả
Không nên ăn hoa quả làm tráng miệng ngay sau khi ăn hải sản. Trái cây thường có nhiều vitamin C và axit tannic, gặp loại protein lạ của hải sản có thể gây tình trạng đặc thức ăn tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Ăn hải sản ít nhất sau 4 tiếng ăn hải sản mới được cho là an toàn.
4. Thịt gà và rau kinh giới
Bạn đã thấy người ta kết hợp thịt gà và rau kinh giới bao giờ chưa? Thực sự là rất ít và hạn chế bởi sự xung khắc của 2 loại thực phẩm này. Dù không gây ra những biểu hiện rõ rệt ngay lập tức, song ăn gà và rau kinh giới lâu ngày có thể gây phong thấp, khó tiêu, tiêu chảy cấp.
5. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho
Axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải có thể phản ứng với chất ceton đồng có trong lê, táo, nho có thể gây suy tuyến giáp và bướu cổ về sau. Một số món chè hoặc món tráng miệng không nên kết hợp các loại trái cây, rau củ nà với nhau.
6. Thịt dê và giấm
Trong giấm, chanh có axit axetic gây phản ứng với đạm trong thịt dê, sẽ phá hủy dinh dưỡng từ thịt dê, không sinh ra chất bổ dưỡng cho cơ thể. Do vậy không nên dùng giấm khi sơ chế và chế biến thịt dê.
7. Sữa đậu nành và đường đen
Trong đường đen có axit osalic và axit malic, phản ứng với đậu nành sẽ khiến dinh dưỡng trong đậu nành bị mất đi. Đối với trẻ nhỏ, nếu cho trẻ uống sữa đậu nành cùng đường đen có thể khiến thể khiến trẻ bị đầy bụng, táo bón.
8. Củ cải trắng và mộc nhĩ
Không nên chế biến củ cải với mộc nhĩ với nhau, do trong củ cải trắng có các ezym tác động với hoạt chất sinh học, có thể gây dị ứng, viêm da ở một số người.
9. Gan động vật với rau củ có nhiều vitamin C
Gan động vật có các khoáng chất đồng, sắt, và các nguyên tố kim loại khác gây mất tính năng của vitamin C có trong một số loại rau củ. Những loại rau củ không nên kết hợp với gan lợn nhất là giá đỗ, cà rốt, rau cần…
Ở trẻ nhỏ, các thành phần có trong 2 loại thực phẩm này cũng sẽ khiến cellulose và oxalic ảnh hưởng để khả năng hấp thu sắt của trẻ.
10. Hải sản có lớp vỏ ngoài như nghêu, sò, ốc, hến, tôm cua… và vitamin C
Tương tự như gan lợn, những loại hải sản thuộc nhóm mai, vỏ như ốc, tôm, cua, sò, nghêu… cũng không hợp kết hợp với nguyên liệu cung cấp nhiều vitamin C. Do trong các loại hải sản này có các asen hóa trị 5, gặp vitamin C sẽ bị biến đổi thành asen hóa trị 3 là thạch tín, có nguy cơ gây độc chết người. Do vậy sau khi mới uống viên vitamin C, không nên ăn các loại hải sản có vỏ, cũng như hạn chế chọn lựa các loại rau củ có nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, khế… chế biến cùng.
11. Hồng và khoai lang
Hồng có vị chát do chất tannin có trong hồng, ăn nhiều sẽ gây vón cục dinh dưỡng có trong đường tiêu hóa. Khi gặp tinh bột của khoai lang, gây ra phản ứng axit và tannin có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây viêm loét dạ dày lâu ngày hoặc ở những người có tiền sử bệnh dạ dày.
12. Đậu hũ và hành
Ta vẫn thường kết hợp đậu hũ và dùng thêm hành trong một số món ăn. Tuy trong đậu hũ có nhiều canxi, hành chứa nhiều acid oxalic, hai loại chất này khá kị nhau nên khi hấp thu có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể.
13. Hành tây và mật ong
Dùng hành tây trong các món ăn nhưng lại cho thêm mật ong, hoặc dùng nước ép hành tây, mật ong… là rất có hại. Các phản ứng của thành phần trong hành tây và mật ong có thể ảnh hưởng đến thị giác, gây ra nguy cơ mù lòa khi về già.
Một số loại thực phẩm kỵ nhau đã được đề cập đến với bạn. Hầu hết trong các loại thực phẩm hằng ngày những loại thực phẩm kỵ nhau vốn không được kết hợp nhiều. Tuy vậy do không có các kiến thức về sự tương khắc của những loại thực phẩm, ta có thể ăn một lúc hoặc ăn liên tục những thực phẩm này, gây ra những xáo trộn tiềm ẩn trong cơ thể. Thông thường những sự kết hợp tuy không gây hại về mặt sức khỏe, nhưng lại làm tiêu giảm dưỡng chất của thực phẩm. Cập nhật thông tin về những loại thực phẩm kỵ nhau, lưu ý để hạn chế trong chế biến thực phẩm cho trẻ nhỏ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp